Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đến năm 2020: Cần đề cao công nghệ tiên tiến

“Không ủng hộ công nghệ lạc hậu, khuyến khích khai thác đến cốt âm” là quan điểm chủ đạo của đề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố đến năm 2020.

Quy hoạch chậm điều chỉnh, chưa sát thực tế

Từ năm 1996, khi có Luật Khoáng sản, thành phố quy hoạch khai thác, tận thu khoáng sản rắn trên địa bàn huyện Thủy Nguyên; quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông,…Song nay, cả 2 quy hoạch này không còn phù hợp. Do các quy hoạch không gian, các ngành có sự thay đổi; những quy định về vấn đề này đã có sự điều chỉnh. Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Bùi Quang Sản nêu: quy hoạch khai thác khoáng sản rắn thuộc Bộ Công Thương; quy hoạch đá vôi phục vụ  sản xuất xi-măng thuộc Bộ Xây dựng. Cấp thành phố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đất sét làm phụ gia, gạch, silic làm phụ gia xi-măng và khai thác tận thu làm vật liệu gia cốt nền đường, một phần làm phế phẩm bê-tông; cát san lấp mặt bằng. Tuy nhiên, việc lập quy hoạch quản lý khoáng sản này vẫn rất cần thiết. Bởi việc khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch đang gây tác động xấu tới môi trường và cuộc sống của người dân và khu vực có mỏ. Đây là quan điểm của Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng Trần Ngọc Vinh bảy tỏ tại hội thảo trực tuyến góp ý dự thảo Luật khoáng sản (sửa đổi). Theo ông Vinh, bên cạnh những loại, mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, vẫn còn nhiều điểm mỏ nhỏ lẻ không nằm trong vùng dự trữ tài nguyên quốc gia rất cần quản lý. Do đó, việc giảm bớt thủ tục hành chính, phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trong quản lý khoáng sản là rất cần thiết.

Phương tiện thủy khai thác cát trên sông Cấm

Thời gian qua, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn do việc thiếu quy hoạch. Tổng công ty xi-măng Chin-Fong mất 2 năm mới làm xong báo cáo đánh giá tác động môi trường khu vực núi Áng Cao. Do có tình trạng cùng một khu mỏ nhưng ở các tài liệu, văn bản của thành phố có tên gọi khác, quy hoạch khu mỏ được phê duyệt của chính phủ lại có tên gọi khác. Nên doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để làm thủ tục đổi tên gọi. Ví dụ khu mỏ núi Áng Cao có tới 3-4 tên gọi khác nhau: Triệu Cao, Áng Gạch, Đống Cao,…Cần thống nhất cách gọi tên các khu mỏ; việc gọi tên phải theo quy hoạch được phê duyệt. Không có quy hoạch, việc khai thác tiến hành tràn lan, nguy cơ gây ảnh hưởng mất an toàn đến môi trường, công trình hạ tầng kỹ thuật khác rất lớn, việc này có thể thấy ở huyện Tiên Lãng. Khu vực thượng lưu và hạ lưu của bến Khuể có lượng lớn cát xây dựng. Tuy nhiên, nếu chỉ cấp phép khai thác chỉ xác định không gian hoạt động một cách chung chung nguy cơ mất an toàn công trình đê điều, khu dân cư là rất lớn. Bởi nằm trong khu vực này có những chỗ là cơ đê không thể khai thác. Hay nằm ở hạ lưu có một thôn của xã Tự Cường, nếu khai thác cát sẽ bị sạt lở; hay hạ lưu bến Khuể là cửa sông nếu tiếp tục khai thác sẽ không bảo đảm an toàn. Từ đê biển 3 của Tiên Lãng phải đi tới 2 km mới ra tới biển, khu vực này có 5 cồn cát lớn, tổng diện tích tới 2000 ha, nhưng trong văn bản chỉ xác định 97ha. Cần có quy hoạch đánh giá trữ lượng cụ thể mới có quy mô tổ chức khai thác hợp lý. Tuy nhiên, để việc quản lý hoạt động khai thác, thăm dò, chế biến và sử dụng khoáng sản bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường vấn đề công nghệ khai thác, chế biến cần quy định cụ thể.

Cần đề cao công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến

Đó là ý kiến của Tổng giám đốc Tổng công ty da giày Nguyễn Ngọc Lâm. Theo ông Lâm, khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Nhiều khi, những lợi ích thu được qua khai thác khó có thể bù đắp những thiệt hại về môi trường. Quy hoạch khai thác khoáng sản cần có sự so sánh giữa những lợi ích kinh tế với những thiệt hại môi trường; cần có quy định về quản lý công nghệ khai thác. Đây là cơ sở để quản lý, kiểm soát hạn chế ô nhiễm môi trường. Trao đổi vấn đề này, Giám đốc Bùi Quang Sản cho biết: Đề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn thành phố đến năm 2020 chưa đề cập sâu đến công nghệ. Song vấn đề công nghệ khai thác và chế biến sẽ được xem xét cụ thể ở từng dự án. Quan điểm chung là không ủng hộ công nghệ lạc hậu. Điều này thể hiện trong việc tổ chức thực hiện đề án quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của thành phố có nhấn mạnh vấn đề ủng hộ khai thác sâu. Hiện nay, việc khai thác mỏ trên địa bàn thành phố mới chỉ khai thác đến cốt dương. Đồng thời ưu tiên chế biến “sâu”, đó là sử dụng khoáng sản để chế biến sản phẩm có công nghệ cao, như: đá vôi có hàm lượng cao ưu tiên sản xuất xi-măng; tổ chức làm phụ gia luyện thép, ngành hóa luyện (cao su), chất dẻo; đá phục vụ đúc cấu kiện bê-tông.

Dự thảo Luật Khoáng sản sửa đổi đang được Quốc hội xem xét, điều chỉnh. Vấn đề môi trường trong hoạt động khoáng sản khai thác được nhiều người quan tâm. Đây là những thuận lợi cơ bản trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý khai thác khoáng sản của các cấp. với Hải Phòng, việc đề cao trình độ công nghệ trong hoạt động khai thác khoáng sản ../.

 (Theo Nguyên Mai // Haiphong Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Doanh nghiệp thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng
  • Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu thủy sản xuống 0%
  • Ghe cào quần nát biển ven bờ
  • EC giải đáp vướng mắc về IUU
  • Thủy sản lại gặp khó
  • Bán rẻ cá tra vào Mỹ, chỉ lợi trước mắt
  • Xuất khẩu tôm, nhìn cơ hội trôi
  • Xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container