Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường thuỷ sản thế giới: gia tăng vị thế của các nước đang phát triển

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), mậu dịch thuỷ sản toàn cầu đang tăng lên nhờ lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng.

Trong khoảng 145 triệu tấn thuỷ sản được sản xuất mỗi năm trên toàn thế giới, có 55 triệu tấn (38%) được giao dịch trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu thuỷ sản thế giới đang tăng với tốc độ 7%-9% mỗi năm, từ 86 tỷ USD trong năm 2006 lên 92 tỷ USD vào năm 2007. Mậu dịch thuỷ sản thế giới năm 2008 chững lại do khủng hoảng kinh tế, và hiện đang dần hồi phục.

Các nước đang phát triển chiếm khoảng 50% trong tổng xuất khẩu thuỷ sản, với kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục 25 tỷ USD. Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới với kim ngạch 9,7 tỷ USD trong năm 2007, nhập khẩu thuỷ sản vào nước này cũng tăng tới 4,7 tỷ USD.

Thuỷ sản chủ yếu được nhập khẩu vào các nước phát triển, chiếm 80% tổng trị giá nhập khẩu.

Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân của Trung Quốc tăng từ 5kg/người/năm trong năm 1970 lên tới 26 kg năm 2007 là nguyên nhân chính đẩy tiêu thụ thuỷ sản toàn cầu tăng lên. Trong thời gian tới, có thể Trung Quốc sẽ giành lấy vị trí thứ ba của Tây Ban Nha  trong danh sách các nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, sau Nhật Bản và Mỹ.

Ấn Độ cũng đang nổi lên là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn. Xuất khẩu thủy sản sang EU chiếm gần 35% tổng xuất khẩu thuỷ sản của Ấn Độ.  Xuất khẩu tôm sang Mỹ của nước này chiếm gần 50% tổng xuất khẩu. Trong khi đó, chi phí vận chuyển tính theo đồng rupi (tiền tệ Ấn Độ) tăng gần 20% so với tính theo đồng USD. Đồng rupi mât giá so với đồng USD không chỉ tạo thêm gánh nặng cho nhiều nhà sản xuất mà còn gây trở ngại cho việc nhập khẩu thực phẩm để chế biến hoặc gia tăng giá trị sau đó tái xuất tại các nước như Ấn Độ.

Năm 2007 nhập khẩu thuỷ sản vào Liên minh Châu Âu (EU) đạt 23 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2006. EU là thị trường lớn nhất trên cả về sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản nội địa.

Trong bối cảnh giao dịch thương mại các sản phẩm thuỷ sản trên toàn cầu ngày càng tăng lên, nhiều nước nhập khẩu lớn đã áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn chặt chẽ hơn, trong đó có yêu cầu về nhãn mác sinh thái, đây có lẽ sẽ là khó khăn đối với các nước đang phát triển để đáp ứng các yêu cầu này. Hiện nay FAO cũng đang có một vài chương trình để hỗ trợ việc xác nhận nhãn mác sinh thái cho các sản phẩm thuỷ sản.

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Nga : Tình hình xuất khẩu thủy sản tại Viễn Đông trong 5 tháng đầu năm 09
  • Bangladesh thiếu các cơ sở kiểm nghiệm tôm xuất khẩu
  • Gắn mã số, mã vạch cho thủy sản
  • Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng lượng hàng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản
  • Các thị trường và đối thủ cạnh tranh tác động đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
  • Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 2,2 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm
  • Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không thu mua tôm có tạp chất
  • Thêm nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container