Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 2,2 tỉ USD trong 7 tháng đầu năm



Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước đạt trên 632 nghìn tấn, đạt kim ngạch gần 2,2 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng và 7,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường chính đều giảm tương đối, trừ Mỹ tăng 8,5% và Trung Quốc tăng 21,7%. EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 26% tỉ trọng, tiếp đến là Nhật với 17,5% và Mỹ 17%.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính đều giảm, trừ hàng khô: tôm giảm 1,8%, cá tra, basa giảm 4,8%,  cá ngừ giảm 14,2%, mực, bạch tuộc giảm 14,8%, hàng khô tăng 14,2%.

Tôm vẫn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 35,4% tổng giá trị xuất khẩu, với 776,7 triệu USD trong 7 tháng. Xuất khẩu tôm 2 tháng gần đây đã có xu hướng tăng trưởng trở lại, trong đó xuất khẩu trong tháng 7 tăng 19,8% về lượng và 8,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 24 nghìn tấn và 187,5 triệu USD.

Hiện nay, mặt hàng tôm được xuất sang hơn 70 thị trường. Khó khăn lớn nhất của doan nghiệp xuất khẩu tôm hiện nay là thiếu nguyên liệu, nhất là tôm cỡ vừa và nhỏ, vốn đang được các thị trường lớn như Nhật Bản và Mỹ ưa chuộng.

Xuất khẩu cá tra, basa đứng thứ 2 về kim ngạch với trên 737 triệu USD, chiếm 33,6% tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước. Xuất khẩu cá tra trong tháng 7 giảm lần lượt 18,6% và 14,4% đạt 56,9 nghìn tấn và 132,6 triệu USD. Xuất khẩu cá tra, basa cũng đang gặp không ít khó khăn, nhất là những rào cản về thương mại và kỹ thuật từ các thị trường  nhập khẩu chính như Mỹ và EU.

Xuất khẩu các mặt hàng chính khác như cá ngừ và mực, bạch tuộc đông lạnh cũng liên tục giảm trong 7 tháng qua. Mực, bạch tuộc chiếm 7% tổng kim ngạch với trên 153 triệu USD, trong khi cá ngừ chiếm 4,5% với trên 98 triệu USD.

Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản cao cấp. Bên cạnh đó, nguyên liệu khai thác cũng không đủ chế biến xuất khẩu, nhất là trước hiện trạng Trung Quốc cấm biển ở khu vực miền Trung Việt Nam. Hiện các doanh nghiệp đang trông chờ vào chính sách ưu đãi của nhà nước về nhập khẩu nguyên liệu để có đủ đầu vào cho xuất khẩu.

Trong 6 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hải sản sang 35 thị trường chính, đạt kim ngạch 1.761.763.874 USD (giảm 7,89% so cùng kỳ năm 2008). Trong đó, xuất khẩu Nhật đạt kim ngạch cao nhất 310.989.671 USD (chiếm 17,65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước 6 tháng), tiếp đến thị trường Hoa Kỳ đạt 297.430.371triệu USD (chiếm 16,88%), sau đó là các thị trường Hàn Quốc, Đức, Italia, Australia…

Thị trường xuất khẩu thủy sản 6 tháng năm 2009
 
STT
Thị trường
ĐVT
Tháng 6
6 tháng
1.      
Ai cập
USD
4.453.766
23.627.622
2.      
Anh
USD
8.178.453
31.946.353
3.      
Ả Rập Xê út
4.227.810
17.049.700
4.      
Ba Lan
2.865.342
16.096.814
5.      
Bỉ
9.292.502
41.681.146
6.      
Bồ Đào Nha
4.072.239
17.214.479
7.      
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
1.910.358
13.451.463
8.      
Campuchia
1.426.893
7.750.262
9.      
Canada
8.980.400
39.818.104
10.  
Đài Loan
9.763.677
35.343.770
11.  
Đan Mạch
2.569.994
8.985.795
12.  
Đức
18.828.312
94.899.280
13.  
Hà Lan
12.201.318
49.874.012
14.  
Hàn Quốc
27.947.683
130.124.332
15.  
Hoa Kỳ
67.614.108
297.430.371
16.  
Hồng kông
6.428.466
37.799.578
17.  
Hy Lạp
1.676.462
6.617.818
18.  
Indonesia
 
911.972
3.251.346
19.  
I rắc
227.980
1.164.383
20.  
Italia
11.557.715
53.550.440
21.  
Malaysia
2.623.189
14.970.973
22.  
Mexico
6.305.047
29.354.341
23.  
Nga
 
11.262.340
17.849.268
24.  
Nhật Bản
63.495.966
310.989.671
25.  
Australia
9.078.998
48.462.857
26.  
Pháp
5.995.555
31.836.479
27.  
Philippines
1.941.263
7.363.315
28.  
CHSéc
912.180
3.843.894
29.  
Singapore
4.734.523
25.698.270
30.  
Tây Ban Nha
15.952.047
79.852.448
31.  
Thái Lan
4.649.316
30.248.208
32.  
Thuỵ Điển
1.420.845
6.930.800
33.  
Thuỵ Sĩ
3.809.837
18.933.398
34.  
Trung Quốc
6.663.677
44.602.386
35.  
Ucraina
14.431.130
46.182.716
Tổng cộng
1.761.763.874
 
(Tonghop)

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không thu mua tôm có tạp chất
  • Thêm nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản
  • VASEP đồng lòng nói không với tôm tạp chất
  • Dự thảo Xây dựng tiêu chuẩn nuôi cá tra, basa toàn cầu
  • Doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản cần biết:Yêu cầu về thâm nhập thị trường hàng thủy sản tại Pháp
  • Cà Mau: Nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh chế biến xuất khẩu thủy sản
  • DN thuỷ sản Đà Nẵng: Đói nguyên liệu trầm trọng
  • Khai thác thủy sản 7 tháng đầu năm tăng 7% so cùng kỳ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container