Theo thông tin từ Hiệp Hội Thuỷ sản Việt nam, tháng 9/2009, xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước vẫn tiếp tục đà sụt giảm trước tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu, mặc dù nhu cầu của các thị trường đang có xu hướng tăng dần vào những tháng cuối năm.
Số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam cho biết, 9 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 57.962 tấn mực, bạch tuộc, trị giá 204,746 triệu USD, giảm 11,7% về khối lượng và 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Riêng trong tháng 9/2009, xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước đạt 7.144 tấn, trị giá 25,834 triệu USD, giảm 7,4% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với tháng 9/2009.
Hàn Quốc đã vượt qua EU và trở thành thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9/2009, với 2.372 tấn, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2008, nâng tổng KL nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2009 của nước này lên 19.626 tấn.
Đứng vị trí thứ 2 sau Hàn Quốc là Nhật Bản với kim ngạch NK trong tháng 9 tăng 13,7% lên 6,846 triệu USD.
Theo các doanh nghiệp, Hàn Quốc luôn được coi là điểm đến tiềm năng của thủy sản Việt Nam, đặc biệt là nhóm nhuyễn thể chân đầu dù những quy định nhập khẩu vào thị trường này có phần khắt khe. Hiện nay, Hàn Quốc đang tập trung nuôi trồng thủy sản tại các vùng nước ấm nội địa và tăng cường mua hạn ngạch khai thác thủy sản từ một số nước khác như Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Do vậy, để duy trì tốc độ tăng trưởng, tăng tính cạnh tranh và tìm kiếm thêm nhiều đơn hàng xuất khẩu mới, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới nhu cầu của người tiêu dùng Hàn Quốc, đặc biệt cần nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu của mình.
Mặc dù khối lượng nhập khẩu thấp hơn so với Hàn Quốc và EU, nhưng Nhật Bản vẫn giữ ngôi vị “quán quân” về giá trị nhập khẩu nhuyễn thể chân đầu từ Việt Nam với 8,5 triệu USD trong tháng 9/2009 và 70,28 triệu USD trong 9 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này giảm đáng kể về khối lượng (-10,3%) và giảm nhẹ về giá trị (-2,9%).
Cùng với EU, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và ASEAN cũng là những thị trường nhập khẩu chính mực, bạch tuộc Việt Nam đang sở hữu những mức tăng trưởng âm cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường này trong tháng 9/2009 vẫn tiếp tục giảm (Nhật Bản giảm 12,2% về khối lượng và 3,7% về giá trị; ASEAN giảm 44,2% về khối lượng và 11,0 về giá trị; Đài Loan giảm 48,1% về khối lượng và 58,4% về giá trị; và Trung Quốc giảm 66,0% về khối lượng và 59,11% về giá trị), tuy nhiên những con số biểu thị tốc độ tăng trưởng âm này đang dần thu nhỏ lại so với những tháng trước. Có được những kết quả đáng mừng này chính là do các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chế biến, đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt của các thị trường nhập khẩu, nhất là thị trường EU. Ngoài ra, một phần là nhờ những nỗ lực xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường của chính phủ.
Trong tốp các thị trường nhập khẩu mực bạch tuộc Việt Nam 9 tháng đầu năm, Mỹ được đánh giá là thị trường ổn định nhất với mức tăng trưởng khả quan: tăng 31,5% về lượng và 25% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 9, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Mỹ cũng tăng 29,7% về lượng và 12,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, trong tháng 9/2009với sự quay trở lại của bạn hàng Malaixia. Tuy chỉ nhập khẩu 5 tấn mực, bạch tuộc nhưng giá nhập khẩu trung bình lại cao hơn rất nhiều so với các nước khác (10,50 USD/kg), Malaixia đã góp thêm 0,053 triệu USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2009, Malaixia đã nhập 249 tấn mực, bạch tuộc, trị giá 0,798 triệu USD, tăng 601,9% về khối lượng và 465,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.
(Vinanet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com