Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thực hiện thông tư 06 và 25 - Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó

Nhiều doanh nghiệp (DN) có nguy cơ không thực hiện được đơn hàng xuất khẩu đã ký cho đối tác nước ngoài vì không có nguyên liệu, nguy cơ đóng cửa nhà máy và hàng chục ngàn công nhân sẽ bị thất nghiệp khi Thông tư (TT) 06/2010 (về quy định trình tự thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản) và TT 25/2010 (hướng dẫn việc kiểm tra VSATTP đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu) đã có hiệu lực từ 1-9-2010.

Đây là một khó khăn rất lớn mà nhiều DN nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến xuất khẩu nêu ra tại cuộc họp do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức vào chiều 6-9 tại TPHCM.

Chế biến cá ba sa xuất khẩu. Ảnh: T.L.

Các DN cho rằng, những quy định khắt khe trong TT 06 và TT 25 áp dụng đối với DN nhập khẩu, chế biến và tái xuất trở lại là không cần thiết. Đây là hệ lụy “cào bằng” của việc gia tăng kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng đông lạnh “rác” (chân, đầu, cánh gà…) vào thị trường nội địa. Việc đưa sản phẩm thủy sản và sản phẩm từ động vật trên cạn như heo, gà vào một nhóm để kiểm soát theo như TT 06 là không hợp lý.

Hiện nay, TT 25 đang có tác động rất lớn đến hầu hết các DN chuyên nhập nguyên liệu thủy sản từ nước ngoài về chế biến và xuất khẩu. Vì TT này buộc phải có chứng từ xác nhận VSATTP từ nơi nhập khẩu. Nếu không có chứng từ này xem như không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong khi đó, do đặc thù của nguyên liệu thủy sản, các tàu đánh bắt thường bán ở nước thứ 2, thứ 3 nên không có cơ sở để xin được giấy chứng nhận từ nước tàu đánh bắt đăng ký. Hơn nữa, nhiều quốc đảo, nhiều nước mà DN Việt Nam nhập khẩu không có tổ chức như Nafiqad (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để có thể đăng ký theo yêu cầu của TT 25. Điều này càng khó hơn khi TT 25 buộc phải có một đơn vị tương đương cấp nhà nước như Nafiqad chứng nhận.

Ông Phan Thanh Chiến, Phó Chủ tịch VASEP cho biết, VASEP đã nhiều lần kiến nghị với Bộ NN-PTNT gỡ khó cho riêng những DN nhập khẩu chỉ để chế biến xuất khẩu nhưng vẫn chưa được giải quyết. Nếu vẫn áp dụng TT 25, DN Việt Nam sẽ mất lợi thế cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Thái Lan.

(Theo M.Hạnh // SGGP Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Quy định mới gây khó cho xuất nhập khẩu thủy sản?
  • Định giá sàn cá tra: Bế tắc?
  • Siết nhập khẩu thủy sản, doanh nghiệp khóc ròng
  • Cá tra Việt Nam: Từ "nhà" ra thế giới
  • Những bất hợp lý trong xuất khẩu tôm
  • Kho lạnh vắng khách thuê
  • 8 tháng: Sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 1605 ngàn tấn
  • Lý giải việc cá ngừ xuất sang Nhật chịu thuế cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container