Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra Việt Nam: Từ "nhà" ra thế giới

Theo báo cáo của US Seafoods, xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang thị trường Mỹ đã đạt những đỉnh cao mới, tạo cho Mỹ trở thành thị trường lớn thứ ba trên thế giới đối với công nghiệp cá tra Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 248.834 tấn cá tra, trị giá 533 triệu USD. Riêng thị trường Mỹ chiếm khoảng 16.800 tấn trong tổng số, đạt 6,8% tổng xuất khẩu, trị giá 52,8 triệu USD, tức gần 10% tổng giá trị thị trường. So với những thị trường khác trên thế giới, thị trường Mỹ có sự khác biệt trong lợi nhuận đáng kể. 

Xu hướng tăng trưởng này là kết quả của những nỗ lực kết hợp giữa người nuôi cá địa phương, nhà chế biến và nhà xuất khẩu. Mỗi khía cạnh trong ngành công nghiệp này đã chứng tỏ khả năng tuân thủ và đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu tiêu chuẩn cao của nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các tiêu chuẩn của thị trường Mỹ, một thị trường quản lý chất lượng rất nghiêm ngặt. 

Nhiều thách thức

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể, công nghiệp cá tra Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, từ các doanh nghiệp và những tổ chức của Mỹ và cả trong nước.

Thứ nhất, thái độ bảo hộ của Mỹ, đứng đầu là Hội Người nuôi cá da trơn Mỹ (CFA): Để bảo vệ người nuôi cá tại Mỹ, tổ chức này đã mạnh mẽ tung ra những chiến dịch Quan hệ Chính phủ (GR) và Quan hệ Đại chúng (PR) để vẽ ra bức tranh không đúng về ngành công nghiệp cá Tra và nước Việt Nam nói chung. Họ đang sử dụng các hình ảnh tiêu cực để làm cho người tiêu dùng lo sợ khi dùng cá Tra. Chiến thuật của họ gồm những luận điệu cho rằng sông MêKông và các sông nhánh bị ô nhiễm, người nuôi cá và nhà chế biến không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, phi-lê cá tra không có mùi vị và chứa nhiều độc tố. Dĩ nhiên, những cáo buộc này là không đúng sự thật và không được Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Viện Ngư Nghiệp quốc gia Mỹ ủng hộ. Những tác động tiêu cực của chiến dịch này đã đến người tiêu dùng, và làm giảm giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Thứ hai, chi phí nuôi cao so với giá bán thấp. Do thị trường cá tra phát triển nhanh trong vài năm qua, nên các nhà nuôi cá Việt Nam đã nhanh chóng quay sang nuôi cá tra. Điều này dẫn đến thiếu hụt nguồn cung cấp cá giống và thức ăn có chất lượng cho cá, đưa đến chi phí nuôi tăng cao. Kết hợp với những tác dụng tiêu cực từ Mỹ, như đã đề cập ở trên, người nuôi cá hiện đang đối mặt với lợi nhuận giảm, và trong nhiều trường hợp bị lỗ. Do đó nhiều người ngưng nuôi cá tra vì chi phí bỏ ra quá cao. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, diện tích nuôi cá tra tại khu vực đồng bằng sông MêKông đã giảm 20% - 30% từ đầu năm 2009. Dự kiến trong năm 2010 sẽ giảm đến 30%-40% nếu tình hình không được cải thiện.

Các lãnh đạo công nghiệp trong nước đã mạnh mẽ đưa ra những ý kiến, đề nghị ngắn hạn và dài hạn làm thế nào chiến đấu với các thách thức này. Cho đến nay vẫn chưa có đề xuất đủ mạnh cho việc lên kế hoạch thực tiễn và thực hiện.

Giải pháp

Trong cố gắng xác định mô hình làm việc tốt nhất cho sự phát triển bền vững trong công nghiệp, chúng ta chỉ có thể nhận dạng được một vài công ty đơn lẻ đã đối phó được những thách thức này. Các công ty này đã thiết lập những vị thế then chốt giống nhau chẳng hạn như nhận các chứng nhận từ những tổ chức quốc tế độc lập có uy tín và đưọc tin cậy khắp thế giới. Những chứng nhận này xác nhận rằng sản phẩm thực phẩm của nhà chế biến được thế giới công nhận là sản phẩm chất lượng, an toàn và trung thực cao nhất. Các công ty này, với hệ thống phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng nội bộ, tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng trong tất cả các giai đoạn: từ nuôi cá và thức ăn đến thành phẩm và hậu cần. Các công ty này cũng đã chứng tỏ thành công trong việc tuân thủ tất cả các Luật chống bán phá giá Mỹ, đưa đến thuế nhập khẩu chống phá giá 0%.           

Trong những nỗ lực xác nhận mức thâm nhập của các doanh nghiệp Việt Nam với thương hiệu của chính họ tại thị trường Mỹ, trong số các công ty trên chỉ có một công ty thể hiện được nỗ lực này, đó là công ty QVD từ Đồng Tháp, thương hiệu của QVD như BasaVina Pearl, BasaVina Ruby và Vina Blue đã trở thành sự lựa chọn ưa chuộng của những nhà hàng chất lượng hàng đầu, các hệ thống phân phối lẻ, cũng như các công ty phân phối thực phẩm tại Mỹ. Chúng tôi đã tiếp cận với QVD để tìm hiểu cách thực hiện thành công của họ tại thị trường Mỹ, vượt qua những rào cản của hệ thống hậu cần phân phối của Mỹ và các rào cản thương mại như thế nào. 

Ông Quý - Chủ tịch của QVD cho biết: “QVD có được những thương hiệu tốt, phương pháp hoạt động kinh doanh tốt và quan trọng nhất là tài năng con người. Chúng tôi đã luôn cố gắng đi trước trong mọi bình diện của môi trường cạnh tranh: là cơ sở chế biến cá Tra đầu tiên được công nhận bởi USDC; dẫn đầu trong phát minh những cách tân kỹ thuật; tích hợp hệ thống phân phối hàng dọc mạnh nhất”.

Nói về những thách thức trong việc thâm nhập vào thị trường Mỹ, ông Quý cho biết:“Thị trường Mỹ là một thị trường trưởng thành và rất ổn định. Để thành công trong việc thâm nhập thị trường này, chúng tôi đã phải kết hợp nhiều thành tố khác nhau: Chúng tôi hình thành những sự liên hiệp với các mạng phân phối nội địa; chúng tôi thuê những thành viên công ty là những chuyên gia am hiểu về thị trường, logistics, nhập khẩu và quản lý kinh doanh trong môi trường Mỹ; và đơn giản là chúng tôi có được những sản phẩm thủy sản tốt nhất để cung ứng. Chúng tôi có những thành công rất đáng kể tại thị trường Mỹ vì chúng tôi luôn tuân thủ với chất lượng, an toàn và bền vững. Những nhà nhập khẩu cá tra khác đã dựa theo cách thức chúng tôi hoạt động là chứng tỏ cho vị thế dẫn đầu của chúng tôi”.           

Ông Quý cũng chia sẻ:“Chính phủ Việt Nam và VASEP đã có những hoạt động vô cùng quý giá trong việc bảo vệ quyền lợi cho ngành của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn mọi thành viên của ngành trong nước cũng như các nhóm đối tác kinh doanh tại Mỹ cùng nhau hợp tác để đối diện với những thách thức tại Mỹ một cách tích cực hơn. Sẽ tới lúc mà mọi thành viên của ngành trong nước, kể cả QVD, sẽ có thể cùng tiến những bước cao hơn và xây dựng một hình ảnh Việt Nam được nể trọng xứng đáng. Chúng tôi rất hãnh diện là một trong vài tổ chức có thương hiệu thành công ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi cũng biết rằng nếu có nhiều tổ chức cùng phối hợp và hoạt động với nhau chúng ta sẽ đứng một vị thế còn tốt hơn nữa. QVD sẵn sàng chia sẻ và dẫn đường”. 

Nuôi cá Tra, một hoạt động thực tiễn thân thiện với môi trường, đã tăng trưởng từ không có gì đến trở thành một công nghiệp có tầm cỡ đáng kể chỉ trong vài thập niên qua. Hỗ trợ cho hàng chục ngàn gia đình tại vùng đồng bằng sông MêKông, ngành công nghiệp này đã đạt được nhiều thành tựu trong khi vẫn đối diện với rất nhiều thách thức. Có lẽ thực tiễn nhất để bảo đảm rằng đó là một ngành công nghiệp bền vững là học hỏi từ những công ty dẫn đầu như QVD: những nhà cách tân trong chất lượng sản phẩm và phương pháp thâm nhập các thị trường nước ngoài một cách thành công.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container