Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủy sản gặp khó

Xem hình
Ngành thủy sản đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong 10 năm qua

Lần đầu tiên sau hơn 10 năm liên tục tăng trưởng cao, xuất khẩu thủy sản cả nước đang đứng trước nguy cơ thụt lùi.

 

Mới đạt 30% chỉ tiêu kế hoạch

Hội nghị toàn thể Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) diễn ra vào hôm qua 10.6 vẫn đông đủ các doanh nghiệp lớn nhỏ. Thế nhưng khác hẳn không khí phấn chấn khi báo cáo thành tích như mọi năm, lần này hội nghị trầm lắng hẳn. Đơn giản là công việc kinh doanh của các doanh nghiệp đang ngày một khó khăn hơn trong cơn khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Theo báo cáo của VASEP, 5 tháng đầu năm 2009, xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 400.000 tấn, trị giá kim ngạch đạt hơn 1,3 tỉ USD, giảm 5,6% về lượng và 9,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu so với kế hoạch đạt kim ngạch xuất khẩu 4,5 tỉ USD cả năm 2009 thì xuất khẩu thủy sản từ đầu năm đến nay chỉ mới thực hiện được 30%. Trong đó xuất khẩu trong tháng 1 giảm mạnh nhất, mức giảm đến 30% về cả khối lượng và giá trị, tháng 2 có hồi phục một chút nhưng 3 tháng tiếp theo lại liên tục giảm.

Đối với sản phẩm cá tra, basa, đây là lần đầu tiên xuất khẩu mặt hàng này có mức tăng trưởng âm. Khách hàng quốc tế hiện đã chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ, giá thấp hơn, trong khi nguồn cung cấp tôm cỡ này tại VN đang khan hiếm. 5 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu được 53.300 tấn tôm, trị giá 441 triệu USD, giảm 1,9% về khối lượng và 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu mực và bạch tuộc cũng giảm 12,2% về lượng và 15,3% về giá trị; hàng khô giảm gần 11%, còn cá ngừ là mặt hàng giảm mạnh nhất với mức giảm gần 18%, đạt kim ngạch 66,4 triệu USD, thấp nhất trong 4 năm gần đây. Dự báo nhu cầu thực phẩm cao cấp như cá ngừ sẽ tiếp tục giảm, nhất là tại các nước lớn, nên xuất khẩu cá ngừ năm nay cũng không có nhiều triển vọng tươi sáng.

Thời điểm nhìn lại chính mình

Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản VN giảm mạnh là do nhiều hãng truyền thông nước ngoài liên tiếp đưa những thông tin không chính xác về quy trình nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dù sau đó, cơ quan chức năng tại các thị trường EU đã lên tiếng “minh oan” cho sản phẩm đặc biệt này của VN, thế nhưng thiệt hại từ những vụ như thế không phải là nhỏ.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc- Giám đốc Công ty TNHH Nam Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Hải sản của VASEP - bức xúc: “Cơ quan kiểm nghiệm của chúng ta hiện nay chỉ quản lý chất lượng phần ngọn, đầu ra sản phẩm từ doanh nghiệp, còn khâu đánh bắt, thu mua, bảo quản của các nậu vựa thì lại buông lỏng. Chúng tôi xuất khẩu mực sang Nhật Bản nhưng vẫn cứ lo lắng, có lô hàng qua được, có lô không, vì phát hiện ra tạp chất. Vấn đề truy xuất nguồn gốc đòi hỏi sự quản lý sát sao hơn từ phía cơ quan chức năng và cả doanh nghiệp, nếu không thì khó duy trì tăng trưởng được”. Trước thực trạng này, VASEP đã thống nhất đề xuất lên Chính phủ một số kiến nghị như quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất nguyên liệu, tăng cường bình ổn giá thức ăn chăn nuôi thủy sản, khuyến khích việc xã hội hóa các hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn tàu cá, cơ sở hậu cần nghề cá, trạm thu mua, sơ chế nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng thủy sản sau thu hoạch...

 

(Theo Thanhnien)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Hàn Quốc - thị trường tiềm năng tiêu thụ thuỷ sản Việt Nam
  • Sản xuất, chế biến thức ăn thủy sản: Bỏ quên sân nhà!
  • Đến năm 2010: 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP
  • 301 doanh nghiệp thủy sản được xuất vào thị trường EU
  • Thêm 30 doanh nghiệp được xuất thủy sản vào EU
  • Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO
  • Cá tra và cá ba sa Việt Nam không thuộc loại cá da trơn của Mỹ
  • Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Mỹ: Mở rộng định nghĩa cá da trơn bao gồm cả cá tra và cá ba sa là sai lầm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container