Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tôm lại gặp rào cản

Không chỉ cá tra, tôm và cá rô phi của các nước nhiệt đới, trong đó có VN, cũng bị đưa vào danh sách đỏ của WWF. Dư luận đặt vấn đề phải chăng WWF đang hướng người nuôi trồng, chế biến và bán lẻ thủy sản sử dụng chứng nhận chất lượng ASC do họ đề xướng?

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết bên cạnh sản phẩm cá tra, có hai sản phẩm nữa xuất xứ từ vùng nhiệt đới, trong đó có VN, là tôm và cá rô phi cũng bị WWF đưa vào danh sách đỏ trong cẩm nang tiêu dùng thủy sản của tổ chức này tại châu Âu. Cụ thể, đó là cá rô phi nằm trong sách đỏ ở Bỉ, tôm trong sách đỏ ở Đức. Điều này đồng nghĩa với việc WWF khuyên người tiêu dùng không dùng các sản phẩm trên.

Đến lượt tôm, cá rô phi

Theo VASEP, kết luận của WWF đưa ra là vô lý vì không có bằng chứng rõ ràng. Những sản phẩm thủy sản của VN khi xuất khẩu đều đạt những chứng nhận về chất lượng và môi trường được quốc tế công nhận như SQF, Global GAP, HACCP... “Cũng không có bằng chứng nào cho thấy môi trường nuôi cá ở VN xuống cấp trầm trọng để từ danh sách vàng năm 2009, WWF xếp cá tra VN vào danh sách đỏ năm nay” - một quan chức VASEP nói.

Theo ông Trương Đình Hòe - tổng thư ký VASEP, dường như mục đích của WWF là hướng người nuôi và chế biến thủy sản chuyển sang sử dụng tiêu chuẩn mà họ xây dựng và chuẩn bị đưa ra thị trường. Đó là tiêu chuẩn của ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản), một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận do WWF và IDH (Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan) thành lập năm 2009.

Theo VASEP, trong cẩm nang hướng dẫn của WWF tại Đan Mạch nói rằng: “Chừng nào ASC chưa xuất hiện trên thị trường, thì bạn vẫn không biết là cá tra được nuôi bền vững”. Vì vậy, WWF khuyến nghị người tiêu dùng nên tìm một loài thủy sản khác thay thế.

Điều này lý giải tại sao trong cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản của WWF tại Đức được đăng tải trên trạng www.wwf.de, cá tra VN dù đạt chứng nhận Global GAP vẫn bị xếp vào danh sách vàng, nghĩa là “có lý do để lo lắng vì có thể loài hải sản này bị đánh bắt quá nhiều, gây tuyệt chủng, gây hại môi trường sống và đa dạng sinh học”.

Theo TS Nguyễn Quốc Vọng - Đại học Bách khoa Hoàng gia Melbourne (Úc), tiêu chuẩn Global GAP do các nhà bán lẻ ở châu Âu sáng lập nhằm thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động.

 Như vậy, Global GAP là tiêu chuẩn quan tâm đến yêu cầu của khách hàng, được người tiêu dùng nhiều nước tin tưởng.

Chủ động đương đầu


Theo các chuyên gia ngành thủy sản, dù WWF nói gì thì quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người tiêu dùng tại châu Âu. Do đó, nếu có một sản phẩm tốt và giá bán phải chăng thì thủy sản VN không chịu tác động lớn bởi danh sách đỏ của WWF. Bằng chứng là năm trước con tôm VN cũng bị xếp vào danh sách đỏ nhưng xuất khẩu tôm năm 2009 sang EU vẫn tăng trưởng tới 20%, trong khi các thị trường hàng đầu khác là Nhật và Mỹ lại giảm khá mạnh.

10 tháng đầu năm nay sản lượng tôm VN xuất khẩu sang EU là 37.100 tấn, kim ngạch đạt 271 triệu USD, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2009.

Tuy nhiên theo ông Trương Đình Hòe, dù hướng dẫn của WWF chỉ mang tính khuyến nghị, không bắt buộc nhưng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh thủy sản VN. Đặc biệt là ngay trước đó, nhiều chiến dịch bôi xấu cá tra VN đã diễn ra tại nhiều nước. Chưa kể tôm cũng là sản phẩm chủ lực của VN xuất khẩu vào thị trường châu Âu, trong khi lượng xuất khẩu cá chim ngày một tăng lên tại thị trường này.

TS Nguyễn Quốc Vọng cho biết thực tế thời gian qua cho thấy VN phản ứng lại các chiến dịch “bôi xấu” của nước ngoài một cách rất thụ động do “chúng ta không có những chứng cứ khoa học để phản biện lại những quy kết của nước ngoài”.

Tại Úc, theo TS Vọng, mỗi khi có một giống mới chuẩn bị đưa vào sản xuất, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra hàng loạt bài báo về quá trình phát triển, chăm sóc, tác động đến môi trường của loài đó cho cả thế giới biết. Nếu có vấn đề gì thì đó chính là những chứng cứ khoa học để phản biện.

“Không chỉ có cá tra, những sản phẩm mà VN xuất khẩu với số lượng lớn làm ảnh hưởng quyền lợi của ngành kinh tế bản địa của nước nhập khẩu cũng sẽ có lúc gặp phải sự phản kháng. VN nên sẵn sàng để đương đầu với các thách thức đó. Các doanh nghiệp và nhà khoa học phải phối hợp nhau đưa ra những nghiên cứu khoa học đăng ở nước ngoài nhằm chứng minh cho thế giới biết sản phẩm của VN tốt, quy trình nuôi trồng của VN là hợp lý” - TS Vọng nhận định.

(Tuổi trẻ)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Đến 2015 xuất khẩu thủy sản đạt gần 7 tỷ USD
  • Dư lượng kháng sinh Trifluralin ở tôm: Nước đã đến... chân!
  • Cá tra Việt Nam không phải loại cần được bảo vệ
  • Triển vọng ngành thủy sản quý IV: Cơ hội và rủi ro
  • Vasep: Nên để thị trường tự điều tiết giá nguyên liệu cá tra
  • VASEP kiến nghị bỏ kiểm tra hoạt chất Trifluralin
  • Cá tra bị WWF đưa vào danh sách đỏ
  • Nhân giống tốt tạo bước nhảy vọt về nuôi trồng thuỷ sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container