Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển vọng ngành thủy sản quý IV: Cơ hội và rủi ro

CTCK SME vừa đưa ra báo cáo về “Triển vọng phát triển ngành thủy sản trong quý IV: Tiềm ẩn nhiều cơ hội và rủi ro” trong đó khuyến nghị nhà đầu tư nên chú ý tới cổ phiếu ABT, MPC.

Trong báo cáo này, SME chủ yếu tập trung phân tích 1 số nội dung chính như phân loại các doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2009 và có khả năng đạt kế hoạch 2010 dựa trên % hoàn thành 9 tháng đầu năm; nguồn nguyên vật liệu ảnh hưởng như thế nào tới các doanh nghiệp trong ngành?, doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nhiều hơn?, doanh nghiệp nào có khả năng chủ động nguồn nguyên liệu?; cơ cấu vay của doanh nghiệp, nội tệ hay ngoại tệ? Ngành thủy sản hiện nay có chỉ số đòn bẩy tài chính trung bình là bao nhiêu?; biến động tỷ giá thực sự chỉ có lợi cho doanh nghiệp, hay chỉ có một số doanh nghiệp được hưởng lợi?...

Từ những phân tích cụ thể về ngành thủy sản, CTCK SME đã đưa ra khuyến nghị đầu tư khi chú ý tới cổ phiếu ABT, MPC vì những lý do sau:

Thứ nhất, MPC là doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Mặc dù khan hiếm tôm nguyên liệu, giá đầu vào tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp suất khẩu tôm tăng cho thấy giá bán tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá nguyên liệu. Tôm Việt Nam có thị trường khá ổn định và được khách hàng đánh giá cao. Nhu cầu về tôm trong quý IV thường tăng mạnh. Ngoài ra, MPC hiện đang có mức thuế chống bán phá giá tôm thấp nhất cả nước (2.95%).

Thứ hai, ABT là doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam về sản phẩm nghêu với thị trường ổn định và tăng trưởng tốt. Công ty có hệ thống dây truyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn chất lượng cao.

Thứ ba, MPC và ABT là các doanh nghiệp có mức tự chủ nguyên vật liệu cao: Do tình trạng khan hiếm nguyên liệu nên nguyên vật liệu trở thành yếu tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của các Công ty thủy sản. ABT hiện có diện tích vùng nuôi lên tới 60 ha có khả năng tự chủ 100% về mặt nguyên liệu. MPC chỉ có tự đáp ứng khoảng 10% về nguyên vật liệu nhưng công ty có ký hợp đồng với các người dân triển khai dự án nuôi tôm tại công ty nên Công ty có khả năng tự chủ về nguốn nguyên liệu cao.

Thứ tư, PE của ngành thủy sản hiện đang thấp hơn rất nhiều so với bình quân của thị trường. Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư chú ý tới các Công ty hoạt động tốt nhưng có mức PE thấp hơn bình quân của ngành (7.6 lần). Hiện MPC có mức PE là 6.4 lần, ABT có mức PE là 5.4 lần.

Thứ năm, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu dưới 2 lần: do đặc điểm của ngành thủy sản cần lượng vốn lưu động lớn để thu mua nguyên vật liệu nên nhiều doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy khá cao. Hoạt động của ngành thủy sản không ổn định nên đầu tư vào các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao là rất rủi ro. ABT có tỷ lệ vay nợ rất thấp (0.12) trong khi MPC có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1.54, xấp xỉ mức bình quân của ngành.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container