Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vệ sinh thủy sản Việt Nam tương đương Nhật Bản

Dây chuyền chế biến cá tra của Công ty cổ phần Thủy sản Bình An. (Ảnh: AN Đăng/TTXVN)
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep), sau khi đi thăm một số cơ sở nuôi và chế biến thủy sản của Việt Nam từ ngày 12-15/9 vừa qua, Đoàn thanh tra của Nhật Bản đã nhận xét, điều kiện an toàn vệ sinh tại các nhà máy chế biến và cơ sở nuôi thủy sản của Việt Nam tương đương với Nhật Bản.

Đoàn thanh tra Nhật Bản đã đánh giá cao về quy trình quản lý và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở sản xuất chế biến cũng như nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam; các cán bộ quản lý trực tiếp ở phân xưởng chế biến được đào tạo rất bài bản, có kiến thức và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực này.

Các trang trại nuôi thủy sản rất rộng lớn nhưng lại sạch sẽ và đặc biệt người nuôi không sử dụng hóa chất trong quá trình nuôi.

Tuy nhiên, tại một vài nhà máy chế biến, đoàn thanh tra Nhật Bản góp ý về việc điều chỉnh nhiệt độ giữa khu vực cấp đông và khu vực luộc phải phù hợp để tránh hơi nước đọng trên trần nhà gây ẩm mốc; cần khử trùng găng tay sau khi sản xuất, cần có chế độ bảo hành các thiết bị trong phòng kiểm nghiệm.

Sau khi đi kiểm tra thực tế, đoàn thanh tra của Nhật Bản đã có buổi làm việc với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (NAFIQAD), Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Tổng cục Thủy sản và Vasep, qua đó thống nhất thiết lập đầu mối thông tin giữa Cục An toàn thực phẩm Nhật Bản và NAFIQAD nhằm tăng cường trao đổi thông tin, kịp thời thông báo các quy định (sửa đổi, bổ sung), gửi thông báo chế độ kiểm tra tăng cường, thông tin các lô hàng cảnh báo… cũng như tránh “thất lạc” thông tin.

Về mức dư lượng kháng sinh Trifluralin và Enrofloxacin tối đa cho phép của Nhật Bản thấp hơn rất nhiều so với quy định của EU, NAFIQAD đã đề nghị Cục An toàn thực phẩm Nhật Bản cung cấp báo cáo đánh giá nguy cơ kèm theo bằng chứng khoa học khi đưa ra quy định trên.

Trong trường hợp chưa có báo cáo đánh giá nguy cơ, đề nghị phía Nhật Bản ngừng việc áp dụng các quy định trên hoặc tạm thời áp dụng mức của EU cho tới khi sửa đổi lại các quy định này dựa trên báo cáo đánh giá nguy cơ.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Vasep cũng đề nghị Nhật Bản xem xét mức giới hạn cho phép của Nhật Bản sao cho tương đồng với các nước khác vì một số quy định cấm của Nhật Bản đối với hóa chất, kháng sinh như Trifluralin và Enrofloxacin đều cao gấp 10 lần so với quy định của các nước khác.
 
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Tôm thẻ chân trắng ra khỏi danh mục loài xâm hại
  • Ngư dân tỉnh Cà Mau trúng đậm mùa mực tươi
  • Nuôi trồng thủy sản tại Hà Nội: Chưa có cán bộ chuyên trách
  • Nuôi tôm thẻ chân trắng có thể bị phạt
  • Doanh nghiệp FDI lấn lướt trong thủy sản
  • Xuất khẩu cá tra có thể phải đáp ứng nhiều điều kiện mới
  • Cạnh tranh nguyên liệu: Doanh nghiệp “nội” yếu thế
  • Doanh nghiệp quay quắt vì thiếu nguyên liệu hải sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container