Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2010: Chất lượng là then chốt

Xuất khẩu nông sản là thế mạnh của Việt Nam. Thế nhưng, trước những yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng của thị trường quốc tế, không ít doanh nghiệp đang tỏ ra lúng túng. Hệ quả là thị trường mất dần, nông dân lao đao.

Đó là nhận xét của các chuyên gia ngành nông nghiệp tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2010 và tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, vừa được Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức.

Dây chuyền sản xuất tại Công ty Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa- Vũng Tàu.

Tự làm khó

Trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 171.206 lô hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu được kiểm dịch và mặt hàng kiểm dịch chủ yếu là gạo, cà phê, tiêu, điều, ngô… Hàng thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường lớn như Mỹ, EU bắt buộc phải bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) từ khâu nuôi trồng, chế biến đến vận chuyển và có đầy đủ các trang thiết bị kiểm dịch theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, nếu không xử lý tận gốc vấn đề quy hoạch vùng sản xuất, quy trình thu hoạch, chế biến các loại rau quả xuất khẩu thì các doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị trường nông, lâm, thủy sản thế giới, ông Bùi Sĩ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV nhận định. Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chuyển biến từ khâu nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến xuất khẩu nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản coi nhẹ khâu kiểm dịch về ATVSTP, vì vậy đã tự làm mất uy tín của chính mình và của sản phẩm Việt nói chung. Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT) đưa ra dẫn chứng một số mặt hàng nông sản Việt Nam của vài doanh nghiệp xuất khẩu sang EU đã bị "tuýt còi" như: thịt lợn, thịt bò chưa có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các sản phẩm khác như mỳ, trứng cũng bị "xem xét, mổ xẻ" về sử dụng phụ gia thực phẩm. Rau gia vị, nước tương, nước thạch dừa cũng bị nhắc nhở do chưa làm hết các yêu cầu của nước nhập khẩu... Hệ quả của việc chưa đặc biệt coi trọng khâu kiểm dịch về ATVSTP là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của ta bị ảnh hưởng, doanh nghiệp lợi nhuận ít, nông dân gặp khó khăn.

Chất lượng phải là ưu tiên hàng đầu

Với Việt Nam, vấn đề xuất khẩu nông sản không chỉ đơn thuần là lợi nhuận mà còn có vai trò quan trọng đối với đời sống nông dân, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc tăng cường trong công tác kiểm dịch, kiểm soát ATVSTP, gia tăng giá trị cho các mặt hàng nông sản... sẽ là những ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp trong năm 2010 và những năm tiếp theo. Nhiều ý kiến cho rằng, trên lĩnh vực ATVSTP nên triển khai nhanh việc áp dụng VietGAP trong sản xuất sản phẩm rau, quả, chè; đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất tập trung; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y trong sản xuất nông sản và giám sát các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm. Một trong những vấn đề không thể thiếu là thúc đẩy tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác bảo đảm ATVSTP cho cộng đồng từ khâu sản xuất, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ sản phẩm.

Để các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam thâm nhập sâu và lan rộng hơn vào các thị trường lớn trên thế giới thì doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt coi trọng khâu kiểm dịch hàng hóa xuất. Muốn làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm soát được nguồn gốc của các mặt hàng từ khâu nuôi trồng đến các quy trình chế biến, vận chuyển; đầu tư các trang thiết bị kiểm tra chất lượng các mặt hàng trước khi xuất khẩu, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường mà doanh nghiệp hướng đến.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát:
Năm 2011 hoàn thành quy hoạch các vùng rau, quả an toàn

Trong ngắn hạn, mục tiêu ngành nông nghiệp đặt ra là phấn đấu đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước hoàn thành quy hoạch các vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; 50% tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung bảo đảm đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm phù hợp VietGAP và 30% lượng hàng nông sản tại các vùng này được chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo VietGAP.

(Theo Thúy Nga - Đào Huyền // Hanoimoi Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Xuất khẩu thủy sản: Khát nguyên liệu
  • Xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 3,5 tỷ USD
  • Hưng Yên: Sản lượng thuỷ sản đạt hơn 4,6 nghìn tấn
  • Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm 40%
  • Điều kiện nuôi cá tra xuất khẩu vào Mỹ: Không quá lo lắng
  • Khai thác 1,13 triệu tấn thủy sản trong vụ cá bắc
  • Thủy sản nhập khẩu: rắc rối kiểm dịch
  • Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang: Chuyển nhượng 29% vốn cổ phần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container