Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu thuỷ sản có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng mạnh trên một số thị trường

Theo các chuyên gia ngành Thuỷ sản, trong tháng 8, xuất khẩu thuỷ sản đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng mạnh trên một số thị trường như: thị trường Mỹ và các nước châu Mỹ với khối lượng xuất khẩu tăng trên 20 % và giá trị tăng từ 6 đến 8 % so với cùng kỳ năm 2008. Thị trường Trung Quốc (kể cả Hồng Công) có sự tăng trưởng khá (tăng 17,54 % về khối lượng và 19,49 % về giá trị).

Điểm nổi bật trong tháng 8, mặt hàng tôm (cả tôm đông lạnh và chế biến) trở lại vị trí số một với khối lượng xuất khẩu là 95,4 ngàn tấn, tăng 4,64 % nhưng giá trị chỉ đạt 773,7 triệu, giảm 2,12 %. Thị trường nhập khẩu chính vẫn là Nhật Bản, tiếp đến là thị trường Mỹ, EU. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường Nhật Bản vẫn bị sụt giảm so với năm 2008 (giảm 8,26 % về khối lượng và 6,51 % về giá trị), trong khi Mỹ (tăng 18,54% và 2,29%) và EU (tăng 12,21% và 2,62%) lại có sự tăng trưởng khá, mặc dù khối lượng tăng nhanh hơn giá trị.
 
Mặt hàng giữ vị trí thứ hai là cá tra, basa với khối lượng xuất khẩu 324,38 ngàn tấn, đạt giá trị 733,17 triệu USD. Mặt hàng này vẫn đạt được sự tăng trưởng tốt ở khối thị trường EU, Mỹ. Các thị trường khác như châu Á và châu Mỹ cũng có những dấu hiệu tích cực, tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị. Với tỷ trọng giá trị chiếm tới 11,02 %,Tây Ban Nha trở thành bạn hàng lớn nhất tiêu thụ cá tra, basa Việt Nam , tiếp theo là Mỹ với 9,46 %.  
 
Các chuyên gia cho rằng: Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu, ngành Thuỷ sản cần nhanh chóng tạo cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu trở thành một trung tâm tái chế và sản xuất sản phẩm thực phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng cao hàng đầu trong khu vực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần duy trì sản xuất; đồng thời, chuẩn bị tốt các nguồn lực để đón đầu cơ hội sau khủng hoảng; chủ động đối phó với các rào cản của thị trường, nhất là thị trường Mỹ, EU... và tích cực tìm kiếm thị trường mới. 
 
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước trong tháng 8/2009 đạt 450 triệu USD, tăng 50 triệu USD so với tháng trước đó. Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản 8 tháng chỉ đạt 2,65 tỷ USD, giảm 8,11 % so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu tôm nguyên liệu chưa được cải thiện. Đa số các nhà máy đông lạnh chỉ hoạt động trên dưới 50% công suất thiết kế./.

(Vinanet)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container