Được xây dựng trên ngọn đồi Marpo Rim, cao hơn thung lũng Lhasa 130m, cung điện Lotala có chiều cao lên tới hơn 170m và là công trình kiến trúc vĩ đại, đồ sộ nhất của Tây Tạng. Vào năm 637, hoàng đế Songsten Gampo quyết định xây dựng lâu đài này trên một ngọn đồi và công trình kiến trúc này đứng vững cho đến tận thế kỷ 17 khi nó được hợp thành vào một công trình kiến trúc lớn hơn và tồn tại cho đến ngày nay.
Việc xây dựng cung điện như hiện nay được bắt đầu vào năm 1645 trong suốt thời gian Đa Lại Đạt Ma đời thứ 5 trị vì đến năm 1648 thì “Cung điện trắng” được hoàn thành. “Cung điện đỏ” được xây dựng thêm vào khoảng năm 1690 và 1694. Hơn 7.000 lao động, 1.500 nghệ sỹ và thợ điêu khắc được huy động để tham gia xây dựng công trình này. Không giống như các công trình kiến trúc tôn giáo khác, cung điện không bị cướp bóc trong suốt thập niên 60 và 70. Chính vì vậy mà các điện thờ cũng như các tác phẩm nghệ thuật vẫn được bảo quản tốt.
2. Mont Saint-Michel - Lâu đài giữa đại dương
Mỗi lâu đài đều có vẻ quyến rũ, độc đáo của riêng mình, không cái nào giống cái nào nhưng đây có thể là lâu đài độc nhất vô nhị trên thế giới vì nó gắn liền vào một hang động, chính xác thì đây là hang động lớn thứ 2 trong hệ thống các hang động ở Slovenia. Tên của lâu đài, Predjamski, có nghĩa là "Lâu đài trước cửa hang".
Predjamski phải xây dựng nhiều lần, theo những văn bản đầu tiên có niên đại từ thế kỷ 13 thì phần đầu của lâu đài (cánh bên trái) được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 12, phần giữa của lâu đài được xây dựng thêm vào thời kỳ Phục hưng và cánh bên phải được xây dựng vào khoảng năm 1570. Qua thời gian, lâu đài này đã thay đổi nhiều nhưng kể từ năm 1990 thì lâu đài được trùng tu lại theo đúng nguyên trạng của nó từ thế kỷ 16.
Neuschwanstein là một trong ba lâu đài nổi tiếng nhất được xây dưới thời vua Louis II, nằm trên dãy An-pơ ở Bavaria, Đức. Bắt đầu xây dựng năm 1869 và bị bỏ dở khi vua Louis qua đời năm 1886, Neuschawanstein là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ 19. Công trình là sự mô phỏng của kiến trúc lâu đài thời trung cổ với nhiều tháp cao và chóp nhọn trên một địa thế khá đặc biệt trong hẻm núi cạnh bờ sông Pullat.
Neuschawanstein được xem như một cuộc cách mạng về mặt thiết kế cũng như tiện nghi bên trong nó vào thời điểm đó. Mọi thứ đều rất hiện đại và thuận tiện. Tất cả các tầng đều có hệ thống nước chảy, nhà vệ sinh xả tự động và một hệ thống sưởi ấm cho toàn bộ toà nhà.
Toạ lạc tại Hunedoara, Romania, lâu đài Hunyad là một phần của công quốc Transylvania và nơi đây được tin rằng là nơi vua Vlad III của Wallachia (thường được biết đến với tên Dracula) bị giam giữ trong vòng 7 năm sau khi bị phế truất vào năm 1462. Lâu đài là dấu tích của vương triều Hunyadi, được xây dựng theo trường phái Gôtích nhưng lại có cả yếu tố kiến trúc Phục hưng và Marốc. Hunyad bao gồm 1 toà nhà rộng, hùng vĩ với các toà tháp cao và nhiều màu sắc, cùng với đó là vô số các cửa sổ và ban công được trang hoàng bằng các tác phẩm chạm khắc đá.
Là cung điện cổ nhất được xây dựng theo phong cách chủ nghĩa lãng mạn châu Âu, cung điện hoàng gia Pena ở Bồ Đào Nha tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi, phía trên thị trấn Sintra. Được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 15 với chức năng là một cung điện nhưng sau đó nó được xây dựng lại và hiến tặng cho nhà thờ làm tu viện. Năm 1755, một trận động đất đã phá huỷ gần như toàn bộ cung điện cho đến khi Hoàng tử Fernando xây dựng lại vào năm 1838. Phong cách của cung điện là một sự kết hợp đa dạng giữa cái cũ và cái mới cộng với lối kiến trúc của Roman, Bavaria và Moor.
Với 570 m chiều dài và 130 m chiều rộng, Prague là lâu đài cổ đại lớn nhất thế giới được ghi trong sách kỷ lục Guinness. Tại đây cất giữ vương miện của nữ hoàng Séc và là nơi các vị vua Séc, tổng thống Tiệp Khắc và tổng thống nước cộng hoà Séc tiếp quản quyền lực của mình.
(Theo Anh Nguyễn - Thu Nga (Dân trí)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com