Khu du lịch Bà Nà (thành phố Đà Nẵng) vốn được biết đến như một “lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố miền Trung Đà Nẵng, nay càng trở nên hấp dẫn hơn với cáp treo ghi 2 kỷ lục thế giới.
Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Nà, du khách phải đi 16km đường đèo, với những góc cua khúc khuỷu đầy nguy hiểm. Nay chỉ mất 15 phút đi cáp treo an toàn.
Hệ thống cáp treo Bà Nà có tổng chiều dài 5.042m gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được tổ chức Guinness công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m).
Từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ điệp trùng.
Ngồi trên carbin cáp treo, lưng lửng giữa lưng chừng mây, ngắm nhìn vẻ nguyên sơ, hùng vĩ của những cánh rừng nguyên sinh, những tán cây rộng lớn, từng đàn bướm tung bay, gió thổi vi vu cùng hương thơm thoang thoảng của các loài hoa…du khách sẽ có cảm giác phiêu lưu đầy lý thú như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Cách thành phố Đà Nẵng 25km về hướng Tây Nam, Bà Nà ở độ cao 1.487m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 17 độ C - 20 độ C. Điểm độc đáo ở Bà Nà so với các điểm du lịch khác là một ngày có 4 mùa riêng biệt: Buổi sáng tiết xuân, buổi trưa vào hạ, buổi chiều se se sang thu và đêm về lạnh giá như giữa tiết đông.
Bà Nà được người Pháp phát hiện vào tháng 4/1901 khi toàn quyền Đông Dương Paul Doumer được lệnh tìm kiếm một điểm có khí hậu mát mẻ để xây dựng khu điều dưỡng cho người Pháp ở Trung Kỳ.
Sau năm 1930, hàng chục khu nhà nghỉ đã được xây dựng và trở thành khu du lịch, nghỉ mát lý tưởng dành riêng cho các quan chức của chế độ thực dân Pháp. Sau này, Bà Nà nhanh chóng trở thành một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng và lớn nhất Đông Dương, thu hút nhiều du khách ngang tầm với Le Bockor (Campuchia), Cap Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa.
Sau khi xuống cáp treo ở lượt đi, du khách sẽ hành hương lên chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi.
Bên cạnh chùa Linh Ứng vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi lòng.
Dưới chân núi Bà Nà là dòng suối Mơ thu hút du khách đến nghỉ ngơi vào mùa hè nóng bức và thác Tóc Tiên cao 9 tầng, đứng từ dưới chân thác trông lên như một mái tóc của nàng tiên bồng bềnh hư ảo.
Thiên nhiên hoang sơ ở Bà Nà rất hấp dẫn và quyến rũ. Một số biệt thự tại Bà Nà cũng đã được trùng tu và xây mới với đầy đủ tiện nghi hiện đại với hệ thống khách sạn, nhà hàng, sân tennis và nhiều loại dịch vụ khác sẵn sàng phục vụ du khách chu đáo.
Một đêm nghỉ lại ở Bà Nà là dịp du khách được nghe hơi thở của núi rừng và sống giữa thiên nhiên kỳ thú. Đến với Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cảm giác như đi lạc trong mây, lững thững giữa sương giăng sườn núi và ngất ngây trong tiếng hót véo von, lảnh lót của các loài chim.
Đối với những ai đã đến Bà Nà 2-3 năm trước thì nay trở lại sẽ có ngay cảm giác đầy ngạc nhiên và thú vị về một Bà Nà đổi thay từng ngày. Bà Nà nay đã trở thành niềm tự hào của người Đà Nẵng. Bạn hãy một lần đến với Bà Nà để quên đi những mệt mỏi của đời thường và tận hưởng những giây phút thư giãn thần tiên./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Lan Hạ, chỉ riêng với cái tên kiêu sa ấy đã gợi cho du khách biết bao tò mò, háo hức. Một vịnh đảo nằm ở đông nam quần đảo Cát Bà này lẽ ra đã nức tiếng nếu như không nằm kề với một “đại gia” về điểm đến du lịch, vịnh Hạ Long
Lập Thạch là một trong năm thôn của xã Triệu Lễ, Đông hà có điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng bông dệt vải. Đây là một trong những làng có truyền thống lịch sử lâu đời từ khi mở đất (khoảng thế kỷ XV) cho đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ hôm qua. Trong giai đoạn cách mạng mới Lập Thạch là một làng có phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở khá sớm, trở thành làng văn hóa điển hình, phát triển vững mạnh về mọi mặt kinh tế - chính trị - xã hội trên vùng đất Đông Hà Quảng Trị.
Nói về đặc sản miền Tây, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bánh phồng tôm Sa Giang. Hằng năm, con sông Tiền thơ mộng đã cung cấp cho Sa Đéc một lượng tôm cá dồi dào, nguyên liệu chính của bánh phồng tôm Sa Giang nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
Trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá Phước Hải (huyện Đất Đỏ) có lịch sử lâu đời nhất. Nước mắm và cá khô Phước Hải là hai sản phẩm nổi tiếng khắp vùng.
Hòn Đá Bạc có diện tích khoảng 6,34 ha, gồm các hòn nằm liền nhau là hòn Trọi, hòn Ông Ngộ và hòn Đá. Trên các hòn có một số đỉnh đồi cây cối chen vào các hốc đá, mọc um tùm.
Làng nghề song, mây, tre đan thuộc thôn Ngọc Động, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên. Làng này đã nổi tiếng từ lâu, sản phẩm chủ yếu là hàng mây, giang các loại vừa dùng làm đồ trang trí nội thất vừa làm đồ mỹ nghệ. Bộ salon mây kê ở nhà sàn Bác Hồ chính là do dân làng Ngọc Động đã biếu Bác.
Vừa qua, Công ty Cổ phần Hòn Tằm Biển đã khánh thành và đưa vào khai thác khu thứ hai trong tổng thể Khu du lịch Hòn Tằm (Nha trang) với tên gọi Life Paradise (khu B). Hàng trăm loại cây khác nhau được đưa ra trồng trên đảo đã biến hòn đảo khô cằn thành một khu vườn lớn, xanh ngắt lộc vừng, trúc, tre, chuối, phượng, mai chiếu thủy… đẹp như tranh vẽ. Cùng với màu xanh của cây lá, cỏ hoa tràn ngập trên các lối đi, những nét kiến trúc độc đáo, không gian êm ả, không khí cộng đồng tuyệt vời… khiến du khách càng ngỡ ngàng khi đặt chân đến đây.
Nói đến làng quê từng có sản phẩm sơn mài nổi tiếng nhất miền Bắc phải nói đến làng quê sơn mài Cát Đằng ở xã Yên Tiến (huyện Ý Yên, Nam Định) - một làng nghề có bề dày lịch sử rất lâu đời. Người ta nói rằng, các đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí nội, ngoại thất trong các lăng tẩm, các cung đình xưa ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội… chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra.