Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cồn Phụng - Một lần ghé !

Chỉ mất khoảng hơn 10 phút ngồi tàu (theo tuor của Công ty Cổ phần Du lịch Cồn Phụng) là đến Cồn Phụng, nơi đã từng là thánh địa của Đạo Dừa, du khách sẽ có một chuyến tham quan đáng nhớ về cảnh vật, con người nơi đây.

 Nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Cồn Phụng được xem là cửa ngõ của tỉnh Bến Tre, cách trung tâm TX.Bến Tre 12 km (đường bộ) và 25 km (đường sông). Cồn Phụng có diện tích khoảng 28 ha, dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái. Với đủ loại trái ngon đặc sản của Nam bộ như: mít nghệ, saboche, bưởi, cam, xoài... và đặc biệt là nước dừa ở đây ngọt lịm không phải tỉnh nào cũng có. Cồn Phụng không chỉ níu chân du khách bằng những trái cây ngon, mà còn thu hút du khách món ăn ngon mang đậm hương vị Nam bộ, với những món ăn dân dã...

 Du khách sẽ được cô hướng dẫn viên rất xinh, giới thiệu khá đầy đủ về vùng đất cù lao này. Trước tiên, tham quan di tích Đạo Dừa trên diện tích khoảng 1.500 m2. Hiện di tích này được bảo tồn nguyên kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa-Nguyễn Thành Nam (1909-1990): Sân 9 con rồng, tháp Hòa Bình (cửu trùng đài) - nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo. Tòa tháp có kiến trúc huyền bí bằng những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén và một đỉnh lớn cao chót vót. Trong nhà trưng bày của ông Đạo Dừa còn ghi lại những bức ảnh của ông lúc sinh thời, đến khi ông qua đời...

 Điểm đặc biệt nữa ở Cồn Phụng là nét sinh hoạt đời thường của người dân nơi đây gắn liền với các nghề thủ công được chế tác từ dừa. Hàng chục sản phẩm thủ công từ đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng như: giỏ, đũa, thìa... được làm từ thân, xơ, lá, sợi của cây dừa rất tinh tế và độc đáo. Du khách có dịp chứng kiến tận mắt quy trình làm kẹo dừa, chiêm ngưỡng các sản phẩm được chế tác từ dừa và có thể chọn cho mình một sản phẩm dễ thương làm quà lưu niệm, hay tặng cho bạn bè. Tuy nhiên, giá có hơi đắc hơn so với giá người dân bày bán ở bên ngoài khu du lịch. Có thể nói, làng nghề thủ công không chỉ giới thiệu, bán sản phẩm từ dừa, mà còn hấp dẫn du khách bằng quy mô công việc và sinh hoạt của người dân nơi đây.

 Nếu du khách cảm thấy đói, có thể dùng bữa ăn đạm bạc với những món ăn dân dã. Sau đó, có thể ngả lưng trên những chiếc võng rợp bóng mát trong khu vườn nhãn. Nếu du khách muốn vui chơi, có thể câu cá sấu, hay chụp hình lưu niệm bên những chú đà điểu rất hiền và dễ thương. Chúng xòe đôi cánh như là một lời chào thân thiện mỗi khi du khách đến gần... Còn nhiều trò chơi, sinh hoạt dân gian mang đậm bản sắc văn hóa vùng sông nước, chắc chắn du khách sẽ thích thú. Với địa thế dân dã, hữu tình của vùng sông nước, Cồn Phụng là nơi để du khách có thể chọn đặt tiệc cưới, hội nghị, tổ chức sinh nhật, dã ngoại, tham quan du lịch... rất lý thú và tiện lợi.

 Hãy thử một ngày tham quan, du ngoạn Cồn Phụng, chắc chắn các bạn sẽ thích thú và cảm thấy không uổng phí một chuyến đi.

(Theo C.ĐÔNG - S.MĂNG // báo Hậu Giang)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng
  • Câu cá giữa U Minh Thượng
  • Bên bờ Đại Lãnh
  • Đảo Chim - Nàng công chúa chờ đánh thức
  • Hoang sơ Hòn Mấu
  • Lan cao nguyên về đồng bằng
  • Tháng Thánh lễ Ramadan và mấy món ngon đặc hữu của người Chăm Nam bộ
  • Khảm trai Chuôn Ngọ sống mãi với thời gian
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com