Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đi tìm dấu xưa gốm Biên Hòa

Có lẽ dân sưu tầm gốm độ tuổi Nguyễn Minh Anh (sinh 1984) không nhiều. Giữa những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa xưa và những bức ảnh tư liệu độc bản, Minh Anh say mê với việc rong ruổi tìm lại dấu xưa gốm Biên Hòa của mình.

Sự phát triển của gốm mỹ nghệ Biên Hòa gắn chặt với tiền thân của Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai - ngôi trường ra đời ngày 24-9-1902 với hiệu trưởng - phụ tá đầu tiên là ông bà Balick. Bên cạnh đó là những lứa SV đầu tiên ra nghề đầy tâm huyết, gốm mỹ nghệ Biên Hòa có hướng đi riêng, phát triển đỉnh cao. Thế giới biết đến gốm Biên Hòa với sành xốp men màu và men xanh đồng trổ bông đặc trưng.

Tìm lại thời vàng son của gốm Biên Hòa cũng là tìm lại lịch sử của ngôi trường mỹ nghệ Biên Hòa. Trong khi đó công việc thiết kế trang trí chỉ đủ cho Minh Anh trang trải những chuyến tìm lại tư liệu về mỹ nghệ Biên Hòa. Rảnh lúc nào là anh chàng lại tìm đến những SV và nghệ nhân dạy làm gốm của trường CĐ ngày xưa. Những tấm ảnh lưu giữ quá khứ độc bản là nguồn tư liệu quý giá vì khi Biên Hòa trải qua trận lụt Nhâm Thìn lịch sử, những tấm ảnh còn lại phần lớn là của lưu niệm gia đình.

 

Hành trình đi tìm dấu xưa

 

Với những bức ảnh đen trắng, những sản phẩm gốm Biên Hòa xưa mà người lưu giữ nó rất quý, không dễ đưa cho mình, Minh Anh phải "đeo" thật lâu. Khi đến một gia đình có người thân là nghệ nhân gốm ngày xưa, phát hiện tấm ảnh các vị lãnh đạo đầu tiên của trường, Minh Anh năn nỉ mượn tấm ảnh về xác định lai lịch (phải gán đồ lại). Tiếp đó là thời gian tạo quan hệ và tám tháng "đeo" chủ nhân tấm ảnh. Sự nhiệt tâm và đam mê của Minh Anh đã thuyết phục được chủ nhân tấm ảnh. Anh cho biết: "Được chủ nhân tin cậy giao cho, với mình tấm này rất quý, không thể nào đánh đổi tiền bạc được".

 

Tất nhiên nhiều khi nỗ lực tìm kiếm của Minh Anh phải thất bại ngay từ khâu tiếp cận chủ nhân các vật phẩm. Minh Anh tâm sự: "Nhiều gia đình quyết tâm giữ đồ lưu niệm quý. Không thể bước vào nhà họ nửa bước vì họ không tiếp. Mình chỉ còn biết quay về với an ủi: dẫu sao dấu xưa ấy cũng đang được trân trọng, bảo tồn".

 

"Thường cứ mười vật phẩm mình phải mua 7-8 vật phẩm - Minh Anh cho biết - Sau khi mua hay được tặng, mình thường phải làm giấy xác nhận quyền sử dụng sản phẩm cho bộ sưu tập của mình".

 

Niềm đam mê của Minh Anh bắt đầu sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai. Lúc ấy, tiếp xúc với các nhà khảo cứu có kinh nghiệm, Minh Anh được gợi ý việc tìm lại "thời vàng son" của gốm Biên Hòa. Những sưu tầm của Minh Anh dự kiến sẽ được tạo điều kiện trưng bày triển lãm dịp kỷ niệm thành lập Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai sắp tới.

 

 

* Gốm Biên Hòa xưa được sản xuất đảm bảo nghiêm ngặt về chất lượng. Những mẫu sản phẩm thủ công khó tìm được các bản khác nhau. Hiện chỉ những gia đình khá giả mới giữ lại được dấu xưa ấy.

 

* 350 tấm ảnh về tiền thân Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai và những hiện vật gốm Biên Hòa thời kỳ vàng son của Minh Anh được giới sưu tầm trong tỉnh đánh giá là rất quý.

(Theo Báo Đồng Nai)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Hai vật thiêng nơi địa đầu Tổ quốc
  • Sâu lắng Hội An
  • Không gian cổ ở Cự Đà
  • Khắc họa hồn Côn Đảo
  • Ngao du sông nước miệt vườn
  • Vùng đất sương mù Ý Tý - Lào Cai
  • Kỳ quan Đá Nhảy, Ngầm Đôi
  • Di tích cổ ở Sa Đéc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com