Cô gái miệt vườn giới thiệu đặc sản trái cây với du khách nước ngoài (Ảnh: ChiLê/Vietnam+)
Ra khỏi thị thành khói bụi và chật hẹp, đồng bằng sông Cửu Long chào đón du khách bằng sự nhiệt thành, chất phác, cởi mở không toan tính. Khí hậu quanh năm khoáng đạt, mát mẻ của vùng nhiệt đới đã góp phần tạo nên tính cách phóng khoáng, hòa nhã cho những người con miền sông nước.
Ai từng có dịp ghé thăm Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ… hẳn sẽ không thể quên hình ảnh những nông gia chính hiệu hăng say làm du lịch trên miệt vườn trù phú của mình. Gọi là nông dân nhưng những người này không có cái vẻ lấm lem bùn đất, bươn bải.
Những người dân miền tây này tưởng chừng như sinh ra là để hưởng thụ cuộc sống hiền hòa giữa không gian thơm hương của cây trái tốt tươi, sông nước hữu tình. Cũng vì thế, Vĩnh Long hay Cần Thơ... độc đáo hơn nhờ mô hình nông dân khai thác du lịch sinh thái miệt vườn.
Nông dân làm du lịch
Cù lao An Bình (tỉnh Vĩnh Long) đúng như tên gọi, nằm yên bình giữa hai dòng sông Tiền và sông Cổ Chiên thuộc nhánh sông Mêkông. Đất cù lao dung dưỡng những nông dân hiền hòa quanh năm chỉ biết tỉ mẩn chăm sóc từng gốc cây và đợi ngày cây cho trái.
Tuy nhiên, thời gian gần đây do khách thập phương có nhu cầu muốn tìm hiểu, thưởng thức trái cây tại chỗ nên nhiều hộ dân đã phát triển thêm hình thức kinh doanh miệt vườn. Đây cũng là mô hình được Ủy ban nhân tỉnh khuyến khích với tên gọi “Nông dân-nhà vườn làm du lịch.”
Mỗi hộ thường có nhiều hơn năm công đất (mỗi công 1000m2) trồng đủ các loại cây trái như mận, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, mãng cầu, nhãn tiêu… và cây cảnh bon-sai để đón khách tới thăm bốn mùa. Những chiếc võng giăng mắc dưới tán cây xum xuê khéo léo mang đến những phút giây thư giãn sau chặng đường xa nóng nực cho du khách.
Như vườn nhà ông Tám Lộc (ấp An Thuận, xã An Bình) có năm chòi lớn, ba chòi nhỏ mới mở kinh doanh phục vụ vài năm trở lại đây. “Ban đầu, khách ghé thăm miệt vườn cù lao có yêu cầu các dịch vụ, dần dần gia đình mới đáp ứng chứ trước đó chúng tôi chỉ bán trái cây thôi.
Rồi sau vào mỗi mùa trái chín và dịp lễ, tết thấy có đông khách đến quá nên tôi với gia đình mới hùn vô phục vụ quy mô lớn hơn và có tổ chức hơn. Cũng nhờ đó mà tôi mới nuôi được hai con học Đại học trên thành phố,” ông Lộc cho hay.
Gần đó, vườn trái cây nhà ông Tám Hổ rộng cả chục công cũng có tiếng với nhiều loại trái cây mùa nào thức ấy. Đã ngoài 80 nhưng nom con người ấy vẫn đậm đặc chất “anh hai nam bộ” từ vóc dáng khỏe khoắn, làn da bánh mật rắn rỏi tới giọng nói hào sảng và bộ râu trắng dài ngang ngực. Ở tuổi xế chiều, ông Tám Hổ đắn đo mãi mới quyết “lui về hậu phương”, nhường lại khu vườn mênh mông cây trái cho các con cai quản.
Tới nay, vườn cây Tám Hổ vẫn là địa điểm quen thuộc của du khách trong và ngoài nước, của các chương trình truyền hình du lịch sinh thái miệt vườn ghé thăm. Ngoài ra, những điểm vườn như Hai Hoàng, Ba Hùng, Sáu Giáo, Mười Hưởng, Mười Đầy… cũng là những chốn đến quen thuộc của du khách thập phương. Trải nghiệm homestay miệt vườn
Homestay (du lịch nghỉ tại nhà dân) khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và mới được du khách trong nước chú ý ở Đồng bằng sông Cửu Long trong vài năm gần đây.
Tìm đến với loại hình du lịch này khách cũng không yêu cầu quá cao đối với chất lượng dịch vụ. Bởi, họ cần hơn một không gian thật gần thiên nhiên để trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm những cảm xúc tự thân với cây trái đất trời, với con người vùng sông nước Cửu Long…
Vì thế, nội dung một tour homestay đậm chất “miệt vườn”. Chủ nhà sẽ hướng dẫn để khách sắm vai anh hai nam bộ với công việc nhà nông như làm vườn, bắt cá, thu hoạch trái cây… và thử khả năng ca tài tử.
Đặc biệt nhất, du khách không chỉ được sống cùng những nông dân chính hiệu mà còn được trải cảm giác thư thái, dễ chịu khi ngả lưng trên võng mắc dưới tán cây trái trĩu trịt để thưởng thức hương vị của những bông mận trắng muốt cuối mùa, của phù sa bồi đắp, của gió sông rười rượi, mơn man…
Và có lẽ, chia tay mới là cảm giác tuyệt vời nhất còn đọng lại sau cùng mỗi chuyến homestay. Thật khó cưỡng nổi quyến luyến, nán níu khi đã “trót” tao ngộ với những ông chủ cây nhà lá vườn ở Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre hay Cái Bè-Tiền Giang…
Song thực tế, du lịch homestay ở những nơi này còn “phát triển lẻ tẻ và theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp” như chủ vườn Tám Phụng thừa nhận.
Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (MDTA) cũng phải nhìn nhận, năm 2010 đồng bằng sông Cửu Long đã đón 16,2 triệu lượt du khách (tăng 9,94% so với năm 2009), trong đó có 1,3 triệu du khách nước ngoài, tăng 16% nhưng so với tiềm năng, lợi thế thì du lịch ở khu vực này vẫn chưa xứng tầm.
Dẫu thế nào thì phần lớn du khách khi đến với miệt vườn sông nước hiện nay đều có cảm giác hài lòng bởi chính sự hồn hậu, nhiệt thành và cởi mở của những "homestay" Mười Đầy, Ba Lình, Năm Thành, Mười Hưởng, Tám Hổ…./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Đỉnh Hòn Bà là một Đà Lạt của vùng biển Nha Trang thơ mộng, nơi mà từ hơn 100 năm trước, bác sĩ Yersin đã cho khai phá làm trang trại trồng trọt, chăn nuôi phục vụ thí nghiệm, bào chế huyết thanh chữa bệnh cho dân nghèo. Và người bản xứ ở đây đã tôn vinh một người ngoại quốc như tiên thánh, là thành hoàng của làng. Hành trình về Suối Dầu để trải nghiệm những điều thú vị như thế…
Cô T. con ông chú vợ tôi, hôm qua đến chơi, khoe: Em mới mua được 12.000m2 đất trên Mộc Châu làm nhà nghỉ cuối tuần. Chúng em dự định thuê công ty kiến trúc Mùa Xuân, vẽ một cái nhà kiểu thế này thế này với tường bao bằng đá ong, có từng này phòng ngủ, mái ngói đỏ, cửa sổ xanh, rồi vườn tược trồng các loại hoa tươi cỏ lạ, rồi bể bơi…
Chút buồn len lén dâng lên khi thấy Đà Lạt đang có thêm những thứ mà nơi khác đều có như lô cốt, bụi bặm, nhà hộp nhôm kính… đồng thời đang hiếm dần đi những đặc sản riêng mình. Như để chứng minh là tôi chủ quan, tôi đã sai khi vội vã kết luận như thế, những người bạn Đà Lạt đã rủ tôi tới một góc mà như họ nói là: ngồi đó đi, để thấy không như vậy !
“Về thăm đất Tây Đô” với những miệt vườn, sông nước miền Tây Nam Bộ là điểm nhấn chính trong chương trình quảng bá du lịch Cần Thơ được tổ chức tại Hà Nội ngày 15/4.
Hang Khe Ry ở Quảng Bình, trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng kéo dài gần 20km giữa trường thành đá vôi hùng vĩ. Cho đến nay vẫn ít người biết đến hang động diễm lệ và vĩ đại này.
Nếu so với cách đây hơn 10 năm thì trải nghiệm đi xe lửa của tôi trong chuyến công tác Việt Nam lần này không có gì khác biệt. Vẫn đó cái sân ga ồn ào với tiếng í ới chèo kéo mời gọi hành khách sử dụng các dịch vụ mà nhà ga không cung cấp.
Ban Quản lý khu du lịch Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng) vừa cho biết, dự kiến vào ngày 30-4 tới sẽ chính thức vận hành hệ thống thang máy đưa khách tham quan chùa Linh Ứng trên đỉnh núi Ngũ Hành Sơn.
Bốn mùa nước giếng trong vắt, khi những năm hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ thì những giếng nước từ xưa để lại vẫn ăm ắp đầy… Đó là những bí ẩn về những giếng nước cổ ở hai thôn Thích Trung và Vinh Quang, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”