Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khám phá làng giếng cổ Bá Hiến

Bốn mùa nước giếng trong vắt, khi những năm hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ thì những giếng nước từ xưa để lại vẫn ăm ắp đầy… Đó là những bí ẩn về những giếng nước cổ ở hai thôn Thích Trung và Vinh Quang, xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Giếng cổ bên vệ đường ở xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên. Ảnh: Hữu Lực

Tới thôn Thích Trung và Vinh Quang, tìm hiểu về nguồn gốc những giếng cổ nằm rải rác trong làng thì từ trẻ đến già đều lắc đầu nguầy nguậy trả lời rằng: “Giếng có từ lâu rồi” và… cũng chỉ biết đến thế! Bà Dương Thị Hồng, 68 tuổi, ngụ tại làng Thích Trung, xã Bá Hiến cho hay, thôn của bà có hai điều độc đáo: đó là toàn bộ dân số đều người họ Dương và giếng cổ có từ xa xưa hàng mấy trăm năm. Từ bé, người làng truyền miệng cho nhau bảo đó là những giếng do người Tàu để lại vì trên thành giếng có… khắc chữ Tàu!

Theo trưởng ban văn hoá xã Nguyễn Văn Chính, qua khảo sát, xã đã thống kê được gần hai mươi giếng cổ nằm rải rác ở trong thôn. Các giếng cổ còn giữ được khá nguyên vẹn từ tang giếng (thành giếng) bằng đá và tấm lót giếng bằng gỗ lim. Các giếng đều có độ sâu từ 5 – 7m, nếu như ở nơi khác miệng giếng thường là hình tròn, nhưng ở Thích Trung, toàn bộ miệng các giếng cổ đều là hình vuông.

Ông Chính giải thích rằng sở dĩ người dân nhầm lẫn giếng cổ do người Trung Quốc làm ra vì trên các thành giếng đều có ghi chữ Hán. Năm vừa qua, ban văn hoá xã đã mời các chuyên gia Hán – Nôm của tỉnh về dịch nghĩa thì được hiểu là giếng được làm từ thời Hồng Đức, cách đây hơn 600 năm! Theo các cụ cao niên làng Thích Trung, các giếng cổ của làng cũng trải qua không ít thăng trầm, đó là thời kỳ vận động xã viên vào hợp tác xã, người ta đã vận động dân làng lấp các giếng cổ vì cho rằng đó là tàn tích của chế độ phong kiến để… đào giếng mới. Thế nhưng khi lấp xong thì những giếng mới lại cạn nước, không dùng được nên người dân lại tìm đến những giếng cổ để khơi đất lên và giếng cổ có nước đầy ắp trở lại.

Bà Dương Thị Hồng ở thôn Vinh Quang cho hay, giếng cổ của gia đình bà đã bị ba lần lấp xuống đào lên. Nhưng lần nào cũng vậy, mỗi lần lấp giếng là các giếng mới đào đều cạn, mọi người lại phải hì hục móc đất lên. Do vậy, nếu khách ở xa lần đầu tiên đến hai thôn Thích Trung và Vinh Quang của xã Bá Hiến đều lạ lẫm vì thấy có nhiều giếng cổ hiện nay vẫn nằm ở… ven đường. Bà Hồng tự hào cho hay, có khá nhiều người ở xa đến hỏi mua những tấm tang giếng bằng đá, còn có những dấu vết mài dao, mài gươm… từ xa xưa nhưng gia đình bà không bán. “Bán thế nào được, đó là linh hồn của gia đình, của làng xã”, bà Hồng nói.

(Theo bài và ảnh Đỗ Hữu Lực/sgtt)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Hòn Nghệ
  • Lên Sapa, nếm thắng cố - "quả ngọt" của núi rừng
  • Động Pa Thơm - Danh thắng cấp quốc gia bị xâm hại
  • Lễ đâm trâu xoay cột của người Ba Na ở Phú Yên
  • Theo dấu tầng tháp cổ bên dòng sông Côn
  • Người dân tộc thích dùng hàng Việt vì… "nó khỏe"
  • Cù Lao Chàm - Điểm du lịch xanh không túi nilon
  • Quảng bá du lịch biển đảo Việt Nam đến du khách
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com