Khu nhà nghỉ du lịch tại cộng đồng ở Mộc Châu. (Ảnh: mocchautourism.com)
Thảo nguyên Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu của tỉnh Sơn La là tên gọi được gắn với việc trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc có từ mấy chục năm nay.
Đây là vùng thảo nguyên duy nhất có ở Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 200km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Mộc Châu là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80km, rộng 25km với 1.600ha đồng cỏ.
Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc. Nơi đây khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 18-22 độ C, rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tuy nhiên tiềm năng này chưa được địa phương chú trọng đầu tư và khai thác.
Tiềm năng du lịch
Cao nguyên Mộc Châu bấy lâu nay du khách mới biết đến là vùng chè thảo nguyên, sữa, mật Mộc Châu mà chưa thấy hết được tiềm năng du lịch tiềm ẩn của vùng đất, con người nơi đây. Khu du lịch này không chỉ có nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch tham quan các cảnh quan, danh thắng mà còn có thể khai thác du lịch điền giã, du lịch văn hóa lễ hội các dân tộc, du lịch đường sông. Bên cạnh đó, về mặt sinh thái, ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên về cánh đồng chè, đồng cỏ mênh mông hút tận chân mây.
Cao nguyên Mộc Châu còn ẩn chứa bởi những khu rừng nguyên sinh của khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha rộng 27.000 ha với nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm.
Theo điều tra khảo sát của các nhà bảo tồn thiên nhiên, khu rừng nguyên sinh này tập trung trên 300 loài thực vật, 80 loài thú, khoảng 200 loài chim và 30 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học như voọc xám, vượn đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lớn, báo gấm, gấu ngựa, sói đỏ, sóc bay.
Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ôtô theo đường chính, hoặc dọc theo suối đến chỗ hợp lưu hai con suối là một thác nước hùng vĩ. Tương truyền trong dân gian dòng thác này là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng lũ. Tuy thác nằm thấp hơn đường nhưng hai thác đổ xuống với chiều cao 100m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Hai thác nằm cách nhau khoảng 200m, nhưng trong khoảng cách đó là một bãi đất bằng phẳng, nay được Tập đoàn Đông Dương đang xây dựng khu khách sạn, nơi vui chơi giải trí, tổ chức các lễ hội phục vụ khách tham quan du lịch.
Mộc Châu còn là cửa ngõ Tây Bắc, nơi điểm dừng cho hành trình các tua du lịch liên vùng: Hà Nội - Sơn La - Điện Biên Phủ - Sa Pa - Lào Cai. Theo đó còn có tuyến du lịch liên quốc gia Hà Nội - Sơn La - Luang Phrabang (cố đô Lào) - Thái Lan; tuyến du lịch Sơn La - Lai Châu - Vân Nam (Trung Quốc) mà ngành du lịch Việt Nam đã quy hoạch. Hệ thống dịch vụ phục vụ tương đối tốt có thể đáp ứng các nhu cầu về đi lại, thông tin liên lạc toàn cầu, lưu trú, hội họp, ẩm thực, mua sắm, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh...
Lên Mộc Châu, Sơn La, Tây Bắc vào đúng dịp diễn ra các lễ hội như Lễ hội cầu mưa của người Thái ở thành phố Sơn La; lễ hội "Xên bản, Xên Mường" của dân tộc Thái ở Thuận Châu; lễ hội "Cầu mùa" dân tộc Khơ Mú, "Cầu Mưa" dân tộc Thái Yên Châu; lễ hội "Pàng A nụ ban" dân tộc La Ha - Mường La, lễ "Hạn khuống" dân tộc Thái Thuận Châu; lễ hội "Xíp xí" dân tộc Thái trắng Phù Yên; lễ "Lập tịnh" dân tộc Dao Mộc Châu; lễ "gội đầu" dân tộc Thái trắng Quỳnh Nhai; lễ hội "Ksaisatíp" dân tộc Sinh Mun ở Yên Châu, lễ hội văn hóa các dân tộc Mộc Châu mới thấy nhiều điều thú vị, bản sắc văn hoá độc đáo của vùng Tây Bắc.
Nhưng hội tụ văn hóa lễ hội nhộn nhịp hơn cả mà khách du lịch có thể hòa đồng cùng người dân tham gia các trò chơi dân giã như bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, đánh quay, ném pao, tó má lẹ trong dịp lễ hội vào 1/9 trên cao nguyên Mộc Châu. Chắc hẳn khi chưa được chứng kiến lễ hội, du khách sẽ khó có thể cảm nhận hết những nét đẹp cũng như sự lạ lùng trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Theo điều tra của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tại tỉnh Sơn La có thể khai thác tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng, trong đó có một số làng bản dân tộc tiêu biểu có giá trị du lịch cần được đầu tư phát triển gắn với xóa đói giảm nghèo như bản Phụ Mẫu 1, bản Phụ Mẫu 2, bản Nà Bai (xã Chiềng Yên, huyện Mộc Châu), bản Hài, Bản Cá, Bản Bó, bản Tông, bản Hụm (thành phố Sơn La), bản Han 2, Han 4, Han 5 (xã Mường Do, huyện Phù Yên), bản Lướt dân tộc Thái (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La), bản Ca, bản Đúc (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai), trung tâm xã Hồng Ngài - văn hóa dân tộc Mông gắn với hang Vợ chồng A Phủ (huyện Bắc Yên).
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Sau hơn 1 năm cải tạo và xây dựng, đến nay Công ty Du lịch nối vòng tay (HANDSPAN) – Hà Nội và gia đình ông Hà Văn Quyết, bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu đã giới thiệu khu nhà nghỉ du lịch tại cộng đồng.
Bản Dọi cách thị trấn Nông trường Mộc Châu khoảng 40km đường trải nhựa, đến bên hồ thủy điện Hòa Bình, qua những làng bản của đồng bào Thái, Mường, Mông vùng thung lũng xã Tân Lập , huyện Mộc Châu (Sơn La). Ngay bên quả núi phía sau của bản Dọi có nhiều hang động, trong đó hang động mộ táng treo gọi là hang Trung Xá, hang Phây Đón được cho là đã tồn tại trên 200 năm có thể thu hút khách du lịch khám phá lịch sử, văn hóa cộng đồng của cư dân vùng đất này.
Anh Hà Văn Quyết chủ ngôi nhà làm dịch vụ du lịch cộng đồng đầu tiên ở bản Dọi, cho biết: Gia đình cùng khách du lịch nấu những món dân tộc, thực phẩm thì hái tại vườn nhà. Khách có nhu cầu thì chỉ dẫn đi tham quan điền dã để làm sao họ gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập cộng đồng cùng dân bản sở tại.
Khu nhà nghỉ gồm 8 gian, rộng 130m2, thiết kế theo loại hình du lịch homestay - du lịch được sống trong ngôi nhà của dân thay vì đến các khách sạn, nhà nghỉ. Công trình được xây dựng trên nếp nhà sàn sẵn có của gia đình ông Hà Văn Quyết, Công ty HANDSPAN đầu tư trên 1 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tạo ra nét độc đáo từ cách thiết kế các gian nhà mái lợp cọ đẹp mắt và lôi cuốn, Công ty còn tận dụng vẻ đẹp của tự nhiên, giúp du khách được trải nghiệm cùng các hoạt động đời thường của người dân địa phương như: lên rừng thăm thú, ra đồng hái chè, xuống suối bắt cá, tham quan các danh thắng, những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, thưởng thức các món ăn ngon của địa phương trên cơ sở chế biến phù hợp khẩu vị với người nước ngoài.
Dự kiến khu nhà nghỉ đảm bảo phục vụ 20 khách du lịch/ngày. Công ty phấn đấu thu hút 1.500 khách nước ngoài/năm đến bản Dọi.
Anh Vũ Thế Vĩnh, Giám đốc Công ty Du lịch HANDSPAN cho biết, đây là mô hình đầu tiên mà chúng tôi đầu tư cùng với chủ nhà nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch nước ngoài theo tuyến. Họ muốn lưu trú lại nhà ở cộng đồng, khám phá những nét hoang sơ văn hóa. Sau này mô hình nhà nghỉ cộng đồng như thế này sẽ được phát triển ra nhiều bản trong khu vực của huyện Mộc Châu nói riêng và một số điểm du lịch ở Tây Bắc.
Khu du lịch Mộc Châu đang được Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La quy hoạch đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách du lịch đến với Sơn La, đồng thời đây cũng là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ tài nguyên môi trường thiên nhiên phục vụ cho sự phát triển du lịch bền vững.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Sản phẩm du lịch "Giờ trái đất," với mô hình "Khách sạn bóng đêm" vừa được giới thiệu với công chúng, nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, tại Hà Nội, ngày 7/7.
Suối Lồ Ồ ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, thuộc hệ sinh thái Vườn quốc gia Núi Chúa, nằm phía đông bắc thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Để đến suối, du khách phải vượt qua con đèo có nhiều đoạn nhìn thấy đại dương xanh biếc và những bãi cát thoai thoải dập dềnh sóng bủa bờ.
Sau 45 phút cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, chuyến bay 8501K của Vietnam Airlines đáp xuống sân bay Cỏ Ống trên đảo Côn Sơn, hòn đảo lớn nhất trong 16 đảo của huyện Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngoài cảnh sắc thiên nhiên sông nước, những con sông bao giờ cũng gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế và mang nặng dấu ấn bản sắc văn hoá của vùng đất nó chảy qua.
Tỉnh Quảng Ngãi đang lập đề án bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử của Trường Lũy, một công trình phòng vệ quân sự cổ ở tỉnh gắn với khai thác du lịch. Dự kiến, đến cuối năm 2012, tỉnh sẽ hoàn tất một số hạng mục, dịch vụ để đưa khách du lịch đến di sản độc đáo này.
Chúng tôi đến Phú Quốc vào một ngày đẹp trời. Nắng vàng như mật ong chảy sóng sánh trên từng lá cây ngọn cỏ của đảo ngọc. Lần này chúng tôi lưu trú tại một khu nghỉ dưỡng trông hoang sơ như rừng vắng nằm sát bãi biển.
Ngày 25-6, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc (xã Tân Thái, huyện Đại Từ), Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Lễ công bố quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và trao giấy chứng nhận đầu tư giai đoạn I.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”