Ngồi trên tàu cao tốc, sau khi qua khỏi hòn Sơn Rái một đỗi, nhìn về hướng Tây Nam, chúng ta sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của một cụm đảo xanh mờ giống như một thế trận vững chãi giữa trùng khơi. Đó chính là quần đảo Nam Du với 21 đảo lớn nhỏ, trong đó Củ Tron là hòn lớn nhất, thuộc huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách xa bờ Rạch Giá khoảng 83 km.
Muốn đến Nam Du, chúng ta có thể khởi hành từ cầu tàu Rạch Giá và chỉ mất khoảng 3 tiếng đồng hồ là tới hòn Củ Tron, thuộc xã An Sơn, trung tâm của quần đảo. Tại đây, nhìn về phía trái là hòn Ông, trước mặt là hòn Dầu và sau lưng là hòn Ngang với nhiều hòn đảo khác lô nhô, quây quần bên nhau tạo thành một vùng non nước hữu tình.
Hòn Củ Tron có một chiều dài lịch sử khá hấp dẫn. Theo truyền thuyết dân gian, vào những năm cuối thế kỷ 18, chúa Nguyễn Ánh đã chạy ra cụm hòn này lánh nạn. Vì thiếu thức ăn và nước uống, nên Nguyễn Ánh sai đoàn tùy tùng đào giếng lấy nước ngọt và đào củ nầng có hình tròn tròn ăn cho đỡ đói. Sau khi lên ngôi, để ghi nhớ lại những kỷ niệm của một thời bôn ba, nhà vua đã có chiếu dụ đặt tên cho hòn này là “Củ Tròn”, nhưng lâu ngày đọc trại ra thành “Củ Tron”. Do đó, cho tới nay, hòn Củ Tron vẫn còn nhiều địa danh gắn liền với những huyền thoại của một thời Nguyễn Ánh dừng chân lánh nạn như bãi Giếng, bãi Ngự...
Hòn Củ Tron nay có tên là hòn Lớn, đẹp và thu hút nhiều du khách nhờ có nhiều cảnh quan hấp dẫn và không khí lúc nào cũng sôi động, vì đây là trung tâm của xã đảo - xã An Sơn. Tại đây cũng như hòn Ngang, hòn Mấu... đa số cư dân đều sống bằng nghề đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng bè, chỉ một số ít khai thác lâm sản, làm rẫy và mua bán.
Đến Củ Tron, điểm dừng chân trước tiên là bãi Chệt, vừa là bến tàu, vừa là làng chài đông đúc. Nơi đây cũng có một truyền thuyết khá ly kỳ. Vào một thời xa xưa, tại vùng biển này đã diễn ra cuộc ác chiến giữa tàu người Trung Quốc và tàu Hà Lan, kết cuộc hàng trăm người Trung Quốc đã bỏ mạng, thây tấp vào bờ nên từ đó mới có tên là đảo “Chệt”.
Kế đến là bãi Ngự và bãi Giếng, tuy mỗi nơi mang một dáng vẻ riêng, nhưng cả hai đều hiện lên một vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ, hấp dẫn nhất là làng chài. Hàng ngày, hàng giờ nhịp sống luôn diễn ra sôi động mà đặc trưng là nghề câu mực và đánh bắt hải sản. Về đêm, hàng trăm chiếc thuyền câu mực giăng đèn lấp lánh ngoài khơi trông như những chòm sao lung linh, huyền ảo. Tại đây còn có một nhóm người thợ lặn chuyên ra khơi lặn sâu dưới hai ba mươi thước nước để săn bắt các loài cá quý như cá bóp, cá mú, cá ngát...
Dọc theo hai bên bờ là những bãi cát mịn màng, lấp lánh và những con sóng vỗ tràn bờ. Ngoài khơi có vô số ghe thuyền đánh bắt neo đậu và nhiều lồng bè nuôi cá giống như một chợ nổi trên sông. Kỳ thú nhất là những ghềnh đá chông chênh cùng với những tảng đá lớn nhỏ, chồng chất lên nhau tạo thành những hình thù kỳ quái giúp cho khách tham quan càng khám phá càng say mê.
Chiều mát, chúng ta sẽ leo núi tham quan ngọn hải đăng, được coi như con “mắt biển” canh giữ cho vùng trời Tây Nam. Từ độ cao 309 m, chúng ta phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh quần đảo giống như một tuyệt tác của thiên nhiên, đẹp nhất là lúc bình minh hoặc ráng chiều mờ ảo càng làm cho không ít du khách nao lòng. Về đêm, từ bãi Giếng nhìn qua bãi Nam hòn Ngang cách đó 7 km, ánh sáng từ “đô thị trên sông” mờ ảo giống như một dải ngân hà của đại dương.
Sau một ngày khám phá hòn Củ Tron, sáng hôm sau, chúng ta có thể bao thuyền sang hòn Ngang, hòn Mấu... Cuộc sống ở đó cũng sôi động không kém gì hòn Lớn. Hàng ngàn tàu thuyền, ghe xuồng san sát bên nhau, trên bờ nhà sàn cọc tre nối tiếp nhau giống như một bức tranh quê muôn sắc muôn màu.
Đến với Củ Tron, ngoài việc tham quan, nghỉ dưỡng, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều món ngon vật lạ mà ít nơi nào có, như món cá xanh xương (cá nhái) nướng bẹ chuối, các loại ốc nhảy, ốc đụn, vọp, hàu sữa... mỗi món ngon đều có những nét riêng độc đáo. Sau mỗi chuyến đi trở về vẫn còn vương mãi cái dư vị ngọt ngào của Nam Du.
Bằng sức sống mãnh liệt của mình, suốt mấy chục năm qua, bà con ngư dân đã làm thay đổi bộ mặt Củ Tron, biến một vùng đảo hoang vu đầy huyền thoại trở thành một quần đảo sung túc, giàu đẹp và ngày càng thu hút đông đảo khách đến tham quan để hiểu rõ hơn về một vùng biển đảo bao dung, một ngư trường rộng lớn, một cái nôi đã từng cưu mang nhiều thế hệ ngư dân từ khắp mọi miền đất nước. Đến Củ Tron, chúng ta mới có dịp thấy hết nỗi gian truân vất vả của những con người đầu sóng ngọn gió, suốt đời phải đối đầu với “mặt biển chân mây”, nhưng tâm hồn lúc nào cũng phóng khoáng, chân chất, hiền hòa và giàu lòng hiếu khách.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Thác Công Chúa: Thuộc xã Ia Mơ Nông huyện Chư Pah, cách TP Pleiku 50km về phía Tây Bắc, đây là một thác nước tự nhiên tuy không cao, nhưng địa hình rất đẹp. Thác nước được giàn trải bởi nhiều tấng đá thấp theo chiều xuôi xuống, với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy không dữ dội mà êm đềm. Với vẻ đẹp lãng mạng của mình, thác Công Chúa đúng như tên gọi của nó như một nàng công chúa giữa chốn rừng xanh.
Quanh năm, chuyến phà từ thị xã Vĩnh Long qua cù lao An Bình không bao giờ ngớt khách. Bỏ lại sau lưng cái ồn ào, náo nhiệt của phố thị, du khách sẽ có được những giờ phút thư giãn thoải mái, được tắm mình trong phong cảnh hữu tình, trong những khu vườn quanh năm trĩu quả, thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị miệt vườn sông nước Nam bộ.
Quần thể tháp Pô Sah Inư có kiến trúc đơn giản, nhưng mang đậm dấu ấn một thời thịnh vượng của Vương quốc Champa xưa. Quần thể các tháp này đang được bảo vệ rất tốt. Hàng năm, cộng đồng Chăm ở Bình Thuận đến đây làm lễ Ka-tê tạo một sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách...
Năm Tân Sửu (1301), sau khi nhường ngôi cho con, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đi kinh lý các miền trong nước và sang thăm Champa, đồng thời hứa gả công chúa cho vua Champa để kết thân. Kết quả vào tháng 2 năm Ất Tỵ (1305), vua Champa sai Chế Bồ Đài và hơn 100 tùy tùng sang Đại Việt dâng sính lễ quý để cầu hôn.
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chư A Thai- huyện Phú Thiện, cách thành phố Pleiku 70 km về phía Đông Nam.
Anh Nguyễn Thanh Hùng, một hướng dẫn viên của Công ty Dịch vụ và Du lịch Vietour thành phố Hồ Chí Minh kể với chúng tôi về sự cố khá hy hữu trong đời làm hướng dẫn viên du lịch của mình và đã trở thành một kỷ niệm khó quên: Vào khoảng tháng 3-2008, tôi được phân công đưa 3 du khách Pháp đi thăm Đà Nẵng.
Núi Bà Đen là thắng cảnh nổi tiếng của Tây Ninh. Đây là ngọn núi cao nhất Nam bộ, 986 m, có mây phủ ngọn quanh năm nên núi có tên chữ là Vân Sơn. Bên cạnh tên núi Một, người ta còn gọi là núi Điện Bà, theo huyền thoại: Xưa kia cô Lý Thị Thiên Hương ở Trảng Bàng đẹp lộng lẫy, do tình duyên trắc trở, bỏ lên núi và bị bọn cướp giết chết, xác khô đen.
Lễ Bỏ mả hàng năm khi mừa mưa vừa chấm dứt (từ tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch), khi mùa màng đã thu hoạch xong. Cả người Bahnar và Jrai đều có một từ chung để gọi Lễ Bỏ mả là Bơ thi. Lễ Bỏ mả là lễ hội lớn nhất, dài ngày và đông vui nhất của cư dân bản địa Gia Lai, từ 3 đến 6 ngày.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”