Từ Quốc lộ 1A gần thị trấn Phước Dân (Ninh Phước), ta đi theo một con lộ tráng nhựa nhỏ về làng gốm Bàu Trúc. Trong cái nắng chói chang của mùa hè, thi thoảng có những cơn gió biển thổi xốc tung cát bụi bay mù mịt. Nắng và gió cát gần như là “đặc sản” của Phan Rang - dải đất cận cuối Nam Trung bộ... Đường vào làng có nhiều lối ngang dọc như ô bàn cờ lớn!
Làng gốm Bàu Trúc cách thị xã Phan Rang - Tháp Chàm chừng non 10 km về hướng Nam. Ở Bàu Trúc có gần 500 hộ với trên 3.000 nhân khẩu người Chăm, đa phần sống với nghề gốm từ rất lâu đời. Theo truyền thuyết dân gian, Tổ của nghề gốm Bàu Trúc là vợ chồng ông Poklong Chanh, hơn ngàn năm trước, ông đã dạy cho phụ nữ trong làng cách lấy đất, nắn, nung đất sét thành những dụng cụ, vật trang trí mà hiện thời du khách có thể nhìn thấy, sờ nắm được. Nhớ ơn của tổ nghề, bà con làng Chăm gốm Bàu Trúc lập đền thờ, tổ chức cúng tế long trọng Poklong Chanh vào dịp lễ hội Katê hàng năm, khoảng từ cuối tháng 9 đến tháng 10 dương lịch.
Du khách ghé nhà trưng bày gốm Bàu Trúc nằm ngay giữa trung tâm làng. Nhà trưng bày rộng rãi, khang trang, tọa lạc trên một khuôn viên chừng 0,3 ha. Du khách sẽ thấy thích thú trước một rừng gốm, với nhiều chủng loại khác nhau. Nhiều nhất là các bình hoa đủ dáng kiểu, kế đến là những tháp tượng được mô phỏng, các vũ nữ Apsara, bình, ấm nước, nồi niêu, chum vại... Theo nghệ nhân “lão làng” Sử Thị Dinh, tất cả các sản phẩm trên được làm từ nguyên liệu đất sét lấy từ mỏ đất, mỏ cát do phù sa sông Quao hình thành nên, thuộc làng Bàu Trúc.
Làm ra được một sản phẩm gốm cũng lắm vất vả, công phu. Đất sét phải đập nhỏ. Sau đó, đất được rưới nước vừa phải, trùm ủ trước một đêm. Sáng hôm sau, trộn đất với cát mịn nhào nhuyễn. Gốm được các “nữ nghệ nhân” Chăm Bàu Trúc nắn và tạo hình hoàn toàn bằng tay, không dùng bàn xoay như những trường phái gốm khác. Lúc đã tạo xong hình dáng, sản phẩm được đem phơi nắng 4-6 giờ, sau đó người ta dùng mảnh sành, sứ nẹp tre cắt, gọt làm bóng, láng. Sản phẩm gốm sau khi phơi nắng, được đem về để ở trong bóng mát khoảng chừng 5-10 ngày rồi sắp vào lò. Lò nung ngoài trời, trên những khoảng, nền đất trống. Gốm được ủ rơm, dùng củi đốt. Sau 4-5 giờ đốt với nhiệt độ khoảng từ 500-6000C, gốm được lấy ra để phun màu (loại màu được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được đốt, nung tiếp, thêm 2 giờ nữa gốm sẽ chín. Khi chín tới, gốm Bàu Trúc sẽ có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, bợt nâu, tạo thành các sản phẩm gốm độc đáo, mang dấu ấn, dáng vẻ đặc sắc của văn hóa Chămpa cổ.
Ở làng gốm Bàu Trúc, các cô gái từ 13 tuổi trở lên bắt đầu học nghề gốm, họ phải biết và làm được các sản phẩm từ ấm, niêu đất đến chum, vại đựng nước. Xứ Ninh Thuận có khá nhiều làng Chăm, nhưng chỉ có đất sét làng Bàu Trúc mới làm được những đồ gốm nổi tiếng. Các nghệ nhân chế tác, qua những hoa văn, họa tiết, hình thể, bố cục trên những tác phẩm như đã thổi hồn và nỗi riêng của mình vào gốm.
Chất lượng sản phẩm của gốm Bàu Trúc rất được coi trọng. Thường do các già làng nhiều kinh nghiệm tuyển chọn. Các sản phẩm nung còn non lửa chưa đủ độ chín, hoặc có khi quá già lửa, sản phẩm bị vết rạn nứt hoặc biến dạng hay tái màu được loại bỏ ngay. Các sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được xuất đi. Hàng năm, có hàng trăm ngàn sản phẩm gốm Bàu Trúc được tiêu thụ khá ổn định ở thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Trung bộ, Tây Nguyên. Thường, trung bình mỗi người thợ làng gốm Bàu Trúc có thu nhập mỗi ngày từ lao động sản xuất gốm chừng 40.000-60.000 đ.
Khách du lịch đến Bàu Trúc rất thích thú khi được xem các nghệ nhân biểu diễn nắn, tạo hình gốm với bàn tay nhuần nhuyễn, điêu luyện trong những thao tác kỹ thuật thật đẹp mắt. Đôi bàn tay gầy đen, lấm lem đất, vê nhịp nhàng, thoăn thoắt biến khối đất sét vuông dần thành hình tròn, rồi người nữ “nghệ nhân” ấn đầu ngón tay cái vào loe ngoài miệng bình. Sau đó, bà cầm cái nẹp tre dẹt, chà, ép cho trơn láng đế bình rồi đặt nhẹ nhàng chiếc bình hoa xuống đất. Xong thao tác, bà vui vẻ nhìn chúng tôi. Nếu có ai hỏi, bà Sử Thị Dinh sẵn sàng giải thích rất nhiệt tình. Ở Bàu Trúc còn có nhiều nghệ nhân trẻ với những sáng tạo độc đáo về hoa văn, kiểu dáng, mẫu mã. Cô gái Sử Thị Kiều Lan đã khẳng định sự tài hoa của mình qua nhiều tác phẩm gốm đặc sắc!
Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện nay được tiêu thụ dưới dạng quà lưu niệm du lịch. Gần đây, với những sản phẩm mô phỏng hình tượng các vị thần Hindu bằng đất nung đã gây được sự chú ý với khách tham quan trong và ngoài nước, tạo ra bước phát triển mới cho làng nghề truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm ở Ninh Phước.
Một chuyến du hành đến miền gió cát Nam Trung bộ, dạo chơi, tìm hiểu, quan sát nghệ thuật chế tác, làm gốm của đồng bào dân tộc Chăm làng Bàu Trúc sẽ là “tour” du lịch, thư giãn nhiều thú vị và bổ ích trong mùa hè của bạn.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Cung đường Hồ Chí Minh đoạn qua các tỉnh Thừa Thiên-Huế - Quảng Nam - Kon Tum uốn lượn giữa núi rừng Trường Sơn mát xanh hùng vĩ. Vẫn còn nguyên đó những chứng tích gợi lại hào khí trầm hùng của con đường huyền thoại một thời chiến tranh.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Tiên một vùng biển - núi tuyệt vời giữa chốn địa đầu biên giới Tây Nam với hơn 8.000 ha phố biển và 20 cây số bãi bờ thơ mộng. Hà Tiên có đủ sông, núi, biển, đảo, hang động, đồng bằng, với nhiều danh lam thắng cảnh mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử.
Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở miền Tây Nam bộ. Sau bao mưa nắng dãi dầu, sự tàn phá của bom đạn chiến tranh, ngôi chùa vẫn đứng sừng sững với vẻ đẹp lộng lẫy của mình. Chùa tọa lạc trên một mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 ha, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Pleiku là thành phố của tỉnh Gia Lai, là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa xã hội của tỉnh. Thành phố có diện tích tự nhiên trên 220 km2, dân số trên 190.000 người (năm 2005).
Bảy giờ sáng, chúng tôi bắt đầu rời Phan Thiết. Đến Phú Long (Hàm Thuận Bắc) cậu lái xe đề nghị dừng lại ăn bánh hỏi vì ai đi qua đây cũng đều làm thế. Bánh hỏi Phú Long được coi như đặc sản của Bình Thuận và nó được duy trì từ nhiều năm nay.
Trên sông Sêrêpôk có bốn thác đẹp nổi tiếng: Gia Long, D’Ray Sáp, D’Ray Nur và Trinh Nữ. Mỗi thác có một sự tích riêng, nhưng có lẽ ấn tượng hơn cả là thác D’Ray Nur, dòng thác được mệnh danh là "đệ nhất hùng vĩ thác Tây nguyên" (thuộc xã D’Ray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắc Lắc).
Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang - “Thủ đô lâm thời khu giải phóng” đang trở thành một điểm du lịch văn hóa-lịch sử trọng điểm của tỉnh, thu hút khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Nghề làm nón có tự bao giờ và ai là vị tổ của nghề thì dân làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, không rõ nhưng ai cũng biết chiếc nón trắng 16 vành đặc trưng của làng từ thời phong kiến đã từng được dùng để làm quà cho hoàng hậu, công chúa trong cung cấm.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”