“Tháng Giêng là tháng ăn chơi” - Có vẻ như câu thơ khuyết danh này đang rất đúng với đa số các làng quê Bắc Bộ thời hiện tại. Bởi hầu như làng nào cũng có hội, và sau Tết, các Hội làng bắt đầu rộn rã.
Hội làng Choá (Bắc Ninh) chỉ diễn ra đúng một ngày, đó là Mùng Sáu Tết. Tương truyền rằng, ngôi đền của làng Choá là thờ bà Chúa dâu tằm - người khai phá ra nghề trồng dâu nuôi tằm ở nơi đây. Và hàng năm, Làng tổ chức rước kiệu, tế lễ để tưởng nhớ về bà và ngày Mùng Sáu Tết âm lịch.
Hai mươi năm trước, vào những năm thập niên 80, làng Choá nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm. Ngày ấy, còn có cả một Trại tằm của Nhà nước năm ở ven đê cuối làng, nơi giáp với những bãi bồi ven sông Cầu bạt ngàn cây dâu quanh năm xanh tốt. Trại tằm hàng năm sản xuất ra hàng chục tấn kén và được quay tơ ngay tại chỗ để chế biến ra tơ đũi xuất khẩu.
Ngoài Trại tằm của Nhà nước, dân làng Choá hầu như nhà ai cũng trồng dâu nuôi tằm. Dâu được trồng ở bãi soi, bãi ải và các khu ruộng trên cao. Nhà nào cũng có khoảng chục nong tằm, được nuôi trên cũi tre. Vào đúng dịp tằm chín, các con ngõ thơm phức mùi kén tằm; nong, né treo đầy dây phơi, móc cả lên cây bưởi, cây mít, tựa vào tường bếp, tràn ngập các lối đi. Vào mùa ấy, dân “phe” kén đến đầy làng. Chỗ nào cũng thấy người mua kén, rộn ràng, tấp nập. Tuy nhiên, khi kinh tế thị trường mở ra, dân làng Choá cũng chạy theo buôn bán, không ai còn tỉ mỉ nuôi tằm nữa, nhưng Lễ hội Mùng Sáu Tết thờ bà chúa dâu tằm thì vẫn còn giữ được, bởi nó đã thành “Lệ làng”, và ngày càng được coi trọng.
Vào Mùng Bốn Tết hàng năm, lễ rước nồi hương được diễn ra. Làng Choá giờ tách thành hai làng nhỏ, gọi là Choá Trên và Choá Dưới. Làng nào cũng đủ đình, chùa, miếu mạo và thờ chung ngôi Đền Choá. Ngày Mùng Bốn Tết, cả hai làng đều tổ chức rước nồi hương từ Đình lên Đền. Sau đó, các Ông Đám làm lễ trong suốt những ngày sau đó, đến tận Mùng Sáu “chính Hội”.
Đi đầu đoàn rước bao giờ cũng là đội cờ Hội.
Mùng Sáu Tết. Từ sáng sớm, tiếng loa phóng thanh đã rộn rã những câu quan họ. Đó là tiếng hát của các thuyền quan họ trên Hồ trước Đền Choá. Năm nào cũng thế, ngày Hội làng bao giờ cũng có rước trên đường và hát quan họ dưới thuyền. Quan họ hai làng thi nhau hát, khách trên bờ thỉnh thoảng cũng giao lưu vài bài quan họ, hoặc thậm chí là dân ca ba miền. Bao giờ “làng anh” cũng hát trước, đám quan họ “làng em” ngồi trên bờ, nón, áo xênh xang chờ đến lượt. Không nôn nóng, họ ngồi trên bờ hồ cạnh mép nước, í a hát theo những canh hát trên thuyền của “làng anh”.
Thế nhưng, đám rước mới thực sự là “nhân vật chính” trong ngày Lệ làng. Từ sáng sớm, các thanh niên trai tráng trong làng được chọn vào đội rước có mặt ở Đình làng. Những người được chọn rước phải đủ tiêu chuẩn về tuổi “17 bẻ gãy sừng trâu”. Tức là ở nhóm tuổi từ 17 đến 20, chưa lập gia đình. Các thanh niên này trong suốt các ngày Tết âm lịch không được ăn tỏi, phải tắm nước lá thơm trước ngày Lệ làng. Nhìn anh chàng nào cũng khôi ngô tuấn tú, áo the đen thắt dây lưng điều, đầu đội khăn xếp đen nhìn đúng “chất” anh Hai quan họ.
Chỉ "trai tơ" mới được chọn để rước kiệu
Quá Ngọ, đám rước mới được bắt đầu. Tiếng kèn ta, tiếng trống hội rộn rã. Đi đầu là đoàn cầm cờ hội, rồi đến phường bát âm và sau đó là các kiệu bỏng, bánh dày… tiếp theo là các Phật tử áo hồng, áo đỏ và hội thanh đồng. Suốt dọc đường từ Đình lên Đền Choá, dân ven đường đều mở cửa, đặt lễ trước nhà để đón lộc vào nhà. Nhà nào cũng có một mâm lễ, có thể lễ mặn hoặc lễ chay. Nhưng gạo, rượu và tiền thì lễ nào cũng có. Họ tâm niệm rằng, mình càng thành kính thì càng được nhiều lộc, chính vì vậy, nhiều gia đình làm mâm lễ rất cầu kỳ.
Trên đường thì đám rước, dưới thuyền Quan họ cũng vào canh hát chính.
Khi đám rước lên đến Đền Choá cũng là lúc Quan họ vào canh hát chính, rộn ràng nhất, say đắm nhất và người trảy hội cũng đông nhất. Trên Đền, các ông Đám bắt đầu làm lễ, tiếng trống thì thùng hoà cùng tiếng kèn, nhị tạo nên một âm thanh vừa rộn rã, vừa thân quen nhưng vẫn tạo cảm giác linh thiêng. Dưới thuyền, quan họ đang trao duyên thắm thiết, tiếng hát thánh thót; vang, rền, nền, nảy của những anh Hai, chị Ba làm lòng người thêm rạo rực. Chỉ ngày mai thôi, họ lại cởi bỏ hết xiêm y trở về là anh, chị nông dân hiền lành chất phác, lại bắt tay vào một vụ lúa mới, với niềm tin sẽ có một mùa bội thu, mà niềm tin ấy, có thể bắt nguồn từ sự linh thiêng của ngày Hội làng.
Trống Hội không thể thiếu trong đám rước
Kiệu bỏng, bánh dày (được làm từ gạo quê)
Kiệu nào cũng có tán, lọng che hai bên
Các cụ "thanh đồng" xúng xính áo lễ
Quan Họ "làng em" chờ đến lượt...xuống thuyền.
"Làng anh" vẫn đang mải mê hát
Đền làng Choá ẩn mình trong những lùm cây cổ thụ. Trước mặt là hồ nước xanh trong.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Vườn quốc gia Hoàng Liên - Sa Pa nằm dưới chân đỉnh Phan xi păng được coi là “Vương quốc hoa đỗ quyên” của rừng tự nhiên Việt Nam.
Chùa Bà Đanh là một danh thắng của đất Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xa xưa vẫn gắn liền với câu thành ngữ nổi tiếng “vắng như chùa Bà Đanh”. Trên đường tìm đến ngôi chùa này, tôi cứ ngẫm nghĩ và tò mò mãi, không biết chùa Bà Đanh vắng vẻ, hiu quạnh thế nào mà dân gian lại lưu truyền như vậy?
Thung lũng rộng nằm ngay dưới chân dãy núi Phu Nhọ Khọ, nơi có dòng Nậm So, Nậm Lùm uốn mình bồi đắp tít tận miệt Phong Thổ (Lai Châu) có tên gọi Vàng Pheo, thuộc xã Mường So. Đó là mảnh đất hiền lành của hơn 400 đồng bào dân tộc Thái trắng hội tụ, tạo nên những sắc thái văn hoá đặc trưng vùng Tây Bắc.
Quảng Nghiêm tự còn được gọi bằng những cái tên giản dị, đậm chất dân gian như chùa Sở, chùa Núi, chùa Tiên Lữ... nhưng có lẽ được biết đến nhiều nhất là chùa Trăm Gian, tọa lạc tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.
Thành cổ Quảng Trị là điểm dừng chân thu hút nhiều du khách trên hành trình xuyên Việt vì những câu chuyện huyền thoại và chứng tích bi tráng của nơi từng diễn ra trận đánh đẫm máu 81 ngày đêm năm 1972 giữa quân dân ta với Mỹ-ngụy.
Núi Đá Dựng mang nhiều tên gọi khác nhau, xưa kia gọi nơi đây là Điểu Đình – là sân chim cho các loại cò vạc hội tụ, thêm một tên gọi mỹ miều hơn trong Hà Tiên thập cảnh là “Châu nham lạc lộ” (Cò về núi ngọc). Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức trong mục Sơn xuyên chí gọi nơi này là núi Bạch Tháp.
Người Tuyên Quang không chỉ tự hào quê hương mình là căn cứ cách mạng, có những di tích lịch sử linh thiêng. Họ còn nhiều thứ khác để hút khách du lịch như Hội thi trâu kéo gỗ chẳng hạn…
Vào mùa xuân, những ngày áp Tết và lễ hội mùa xuân, lên vùng Tây Bắc như đi giữa vườn hoa. Đó là cảm giác khi đặt chân vào chợ miền núi của người Dao, người Mông bởi sắc phục các thiếu nữ ở đây. Đi chợ xuân như vào hội. Từng đàn ngựa sát bên nhau gặm cỏ, ăn ngon lành những cây ngô tươi. Các chàng trai vào quán, cụng chén đầy vơi cùng bạn bè.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”