Người Tuyên Quang không chỉ tự hào quê hương mình là căn cứ cách mạng, có những di tích lịch sử linh thiêng. Họ còn nhiều thứ khác để hút khách du lịch như Hội thi trâu kéo gỗ chẳng hạn…
Trâu "công nhân"
Chẳng phải đến giờ ở Tuyên Quang mới có thi trâu kéo gỗ. Ông Lê Thế Hồng, nguyên Giám đốc Lâm trường Tuyên Bình kể lại: "Từ năm 1968, khi lâm trường được thành lập, chúng tôi đã tổ chức hội thi trâu khỏe, trâu đẹp, trâu kéo gỗ rồi. Chuyện này như lẽ tự nhiên vì con trâu gắn liền với người sản xuất. Việc của lâm trường mà không có trâu thì đình đốn hết. Do vậy vào những dịp nông nhàn, hội thi được tổ chức giữa các đội sản xuất nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tìm phương pháp sử dụng trâu hiệu quả nhất". Trâu được "biên chế" vào lâm trường được tuyển kỹ, toàn loại "sừng cánh ná, da bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít", "ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi trai, đít nhót", "lưng tôm bà, sừng cánh cung"... lại được huấn luyện nghiệp vụ hẳn hoi. Nhiều khi cả chục công nhân cũng chịu bó tay trước những cây gỗ to nhưng chỉ cần 5 trâu là mọi việc đâu vào đấy.
Quãng gần 20 năm lại đây, việc khai thác gỗ ở Tuyên Quang quá đà, đã có lúc chính quyền phải đóng cửa rừng. Công việc của Lâm trường Tuyên Bình cũng ít đi. Hội thi trâu khỏe, trâu đẹp, trâu kéo gỗ cũng không còn.
Trâu "vận động viên"
Từ bé, ông Trương Đức Tiến, cán bộ phụ trách văn hóa, du lịch của Phòng Văn hóa -Thông tin thị xã Tuyên Quang đã được đắm mình trong tiếng hò reo cổ vũ trâu kéo gỗ. Từ ngày hội thi trâu kéo gỗ của Lâm trường Tuyên Bình không còn, cứ thấy thiếu thiếu cái gì mà không giải thích nổi, ông Tiến vẫn mong có lễ hội nào đó mang tính "đặc sản" Tuyên Quang để càng hút nhiều khách hơn, để người ta nhớ và quay lại Tuyên Quang. Đến một ngày, có người đề nghị ngành văn hóa thị xã cùng tổ chức chọi trâu nhân dịp thị xã Tuyên Quang đón bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa đối với di tích đền Kiếp Bạc; ngôi đền được nhân dân thị xã dựng lên từ những năm đầu thế kỷ XIX để thờ Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, ông nghĩ ngay đến việc khôi phục trò thi trâu kéo gỗ dạo nào. Ông bảo: "Chọi trâu là hội của Đồ Sơn - Hải Phòng, Hải Lựu - Vĩnh Phúc nhưng thi trâu kéo gỗ thì đúng là của đất này, không lẫn với đâu. Tổ chức được thi trâu kéo gỗ còn mang ý nghĩa giáo dục với lớp trẻ ở đây, để các em biết rằng trước đây ông cha đã từng sản xuất, khai thác gỗ như thế nào".
Trở lại Lâm trường Tuyên Bình, ông nhận được ngay sự hưởng ứng, toàn những trâu thiện chiến, kéo gỗ chuyên nghiệp, từ 8 đến 12 tuổi, nặng từ 5 tạ trở lên được cử tham gia. Lần này quy định thi trâu kéo gỗ cũng quy củ hơn: Mỗi đội có 2 người để dắt trâu chạy dẫn đường và thúc trâu chạy; trâu chạy trên quãng đường 100m với đường chạy rộng 10m, kéo một cây gỗ dài 4m, đường kính 30cm. Trước ngày thi, 2 trâu chọi và trâu kéo gỗ được đưa đến đền để tế. Sau khi thi, trâu chọi vô địch được xẻ thịt làm lễ, riêng trâu kéo gỗ thì không vì còn để phục vụ sản xuất. Kết thúc cuộc thi, trâu về nhất có hơn 30 giây, trâu về cuối là 44 giây. Từng ấy thời gian đủ để người xứ Tuyên nuôi dưỡng ý định về một hội thi trâu kéo gỗ hằng năm bởi họ phấn khích thực sự trước màn thi tài của trâu nhà. Còn bên thi chọi trâu, tiếng là của người Tuyên Quang nhưng nhiều trâu lại có xuất xứ từ Đồ Sơn (Hải Phòng), chẳng khác gì "lính đánh thuê".
Hai ngày thi trâu kéo gỗ, trâu chọi đã có tới gần 2 vạn người đổ về SVĐ Tuyên Quang. Khách từ Hải Phòng, Vĩnh Phúc lên đến gần nghìn người mang lại cho giới kinh doanh khách sạn, dịch vụ khoản thu không ít. Phần thi trâu kéo gỗ lại thành công không ngờ, người xem cổ vũ không ngớt.
Sau đợt ấy, nhiều người gặp Ban tổ chức đề nghị từ lần sau dành riêng hẳn một buổi để thi trâu kéo gỗ chứ không xen kẽ với chọi trâu nữa. Nhiều người trong thị xã tính đến việc luyện trâu để đua tài. Điều ấy đã khiến ông Tiến hy vọng: "Chỉ mong có một ngày tiếng tăm của Hội thi trâu kéo gỗ cũng được như Hội chọi trâu Đồ Sơn hay ở Hải Lựu. Đầu xuôi hy vọng đuôi lọt".
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Vào mùa xuân, những ngày áp Tết và lễ hội mùa xuân, lên vùng Tây Bắc như đi giữa vườn hoa. Đó là cảm giác khi đặt chân vào chợ miền núi của người Dao, người Mông bởi sắc phục các thiếu nữ ở đây. Đi chợ xuân như vào hội. Từng đàn ngựa sát bên nhau gặm cỏ, ăn ngon lành những cây ngô tươi. Các chàng trai vào quán, cụng chén đầy vơi cùng bạn bè.
Có lẽ dân sưu tầm gốm độ tuổi Nguyễn Minh Anh (sinh 1984) không nhiều. Giữa những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa xưa và những bức ảnh tư liệu độc bản, Minh Anh say mê với việc rong ruổi tìm lại dấu xưa gốm Biên Hòa của mình.
Trước mùa đói ngằn ngặt, mẹ Vềnh vẫn quyết giữ gìn trống đồng, vật thiêng của tổ tiên người Lô Lô để lại. Trống đồng ở trong tay mẹ không còn là chiếc trống với ý nghĩa đơn giản nữa mà nó là Tổ quốc, là hồn thiêng dân tộc.
Cơn mưa lạnh trút xuống phố cổ khi đêm đã về khuya. Ánh đèn lồng khi mờ khi tỏ khiến con phố dài thêm hiu hắt. Trong đêm, vạn vật thẫm ướt, thoảng đâu tiếng rao trầm "Ai Chí mà phù nóng nào!!!"
Tại làng Cự Đà, còn khoảng 50 ngôi nhà cổ với niên đại 100 – 130 năm. Điều đó cũng không khó xác minh lắm bởi ngay phần áp mái, mặt trước nhiều ngôi nhà, dù rêu phong có che lấp, làm mờ phần nào, năm xây dựng của một số ngôi nhà vẫn được ghi lại. Những người già cả trong làng đều nói rằng, 1890 – 1945 là thời kỳ hưng thịnh, phát đạt nhất của làng này do nằm ngay bên sông Nhuệ, một con sông lớn của miền Bắc, rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán.
Trại điêu khắc đá do UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức từ trung tuần tháng 3 đến giữa tháng 4-2010 thu hút sự tham gia của đông đảo nghệ nhân trong và ngoài tỉnh. Sau cuộc thi này, Côn Đảo hứa hẹn sẽ có vườn tượng mang tên “Côn Đảo-hòn đảo bất khuất và phát triển”
Nhổ neo từ tờ mờ sáng, chúng tôi xuất phát bằng tàu du lịch theo hướng đông để đón những tia nắng đầu tiên của ngày mới trên dòng sông Hậu. Ngắm cảnh bình minh hay cảnh mặt trời lặn lúc chiều tà là những giây phút thú vị pha chút lãng mạn trong những tour tham quan vùng châu thổ, sông nước Cửu Long hữu tình.
Ý Tý là một xã vùng cao sát biên giới, thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai), nằm ở độ cao trên 2.000 mét, tựa vào dãy núi Nhĩ Cù San có đỉnh cao tới 2.660 mét.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”