Có lẽ không ai không từng một lần nghe đến tên gọi lụa Tân Châu nổi tiếng một thời của xứ An Giang. Nơi không chỉ nổi tiếng về những truyền thuyết, những di tích, mà còn được biết đến như thời vàng son của một làng nghề độc đáo.
Sự nổi tiếng của lụa Tân Châu chính là sự mềm mại, dai, bền và hút ẩm cao từ nguyên liệu tơ tằm tự nhiên. Các trang phục may từ lụa tân Châu đều mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp về mùa đông. Vì vậy, thật xứng danh khi được mọi người gọi lụa Tân Châu là “Nữ hoàng” của các loại tơ.
Có thể nói, nguyên liệu để làm lụa Tân Châu đều do người dân nơi đây tự làm ra, từ việc trồng dâu nuôi tằm để sản xuất ra lụa hoặc trồng cây mặc nưa lấy trái làm thuốc nhuộm. Để dệt ra một cây lụa Tân Châu, người thợ phải mất rất nhiều thời gian và công sức với nhiều công đoạn khác nhau. Trước tiên là công đoạn chọn tơ. Người thợ phải chọn loại tơ tằm tốt để quay, móc cửi rồi đưa lên khung dệt. Sau khi dệt xong, người thợ bắt đầu công đoạn làm phẩm màu. Để tạo màu cho sản phẩm lụa, người ta chọn những trái mặc nưa lớn và còn xanh (không chọn những quả chín vì không còn nhựa) sau đó giã nát bằng cối đá hoặc bằng máy nghiền rồi hòa vào nước tạo nên một dung dịch có màu vàng rất đẹp, màu này sẽ chuyển sang màu đen huyền khi tiếp xúc với không khí và nhiệt độ. Dung dịch này được gạn bỏ bả và được dùng để nhuộm lụa Tân Châu. Trung bình, để nhuộm một cây lụa 10 mét phải cần 50kg mặc nưa. Công đoạn nhuộm lụa được xem là công đoạn quan trọng nhất và kỳ công nhất, phải nhúng lụa vào nước mặc nưa khoảng 100 lần để từng sợi tơ được thấm đều. Sau mỗi lần nhúng, phải dùng tay vắt kỹ rồi đem phơi khô. Khi phơi phải xem trời nắng tốt để phơi cho được 4 nắng/ngày. Nếu phơi lúc mưa hoặc nắng yếu, lụa sẽ kém chất lượng. Thời gian nhuộm và phơi mất khoảng 40 - 45 ngày thì sản phẩm lại bắt đầu một cuộc hành trình mới để trở thành những bộ trang phục tuyệt đẹp trong sự nhìn ngắm và trầm trồ của bao người bởi sự lóng lánh tuyệt vời của nó.
Do phải mất nhiều thời gian và công sức để làm ra lụa Tân Châu, do vậy giá cả của một thước lụa làm ra khá đắt. Chính vì vậy vào khoảng những năm 60 -70, sản phẩm này không còn thích hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ đó dần bị mai một. Nếu thị trường trong nước ít chuộng bởi sự đắt đỏ thì thị trường nước ngoài lại kén về màu sắc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trong xu hướng phát triển chung cùng với trào lưu thời trang hướng đến những sản phẩm có chất lượng cao mang dấu ấn dân tộc, do vậy lụa Tân Châu đã bước đầu được khôi phục và tìm được chỗ đứng xứng đáng cho mình. Bên cạnh màu đen truyền thống do nguyên liệu nhuộm tự nhiên của quả mặc nưa, những người sản xuất lụa Tân Châu còn tìm kiếm những kỹ thuật nhuộm nhiều màu khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng của du khách. Đây chính là cơ hội quý báu để một làng nghề vốn nổi tiếng, đã lặng im từ lâu, nay có thể khôi phục lại như thời vàng son trước kia. Để làng lụa Tân Châu hôm nay lại tiếp tục một cuộc hành trình mới của những sáng tạo nghệ thuật, của những giá trị truyền đời và một sinh khí lao động mới với đầy những tiếng cười vui lại vang lên trên những nương dâu ngút ngàn dường như vô tận, với tiếng khung cửi ngày đêm lại vang lên như bản hòa tấu được cất lên từ những đôi tay tài hoa của người thợ dệt.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Hội An, thị xã nhỏ bé trầm mặc nằm bên bờ sông Hoài, nơi du khách tìm đến bằng tâm hồn hoài cổ bên những góc phố tường rêu, những mái ngói nâu đã bạc màu thời gian và còn nữa vẻ đẹp của những làng nghề hàng trăm năm tuổi như gốm Thanh Hà.
Vượt qua khá nhiều đồi dốc đẹp mắt, khách du lịch nào cũng thích thú khi được tham quan các làng gốm sứ Bình Dương, tập trung nhiều nhất ở các xã: Thuận Giao, Hưng Định (huyện Thuận An), phường Chính Nghĩa (TX Thủ Dầu Một). Sản phẩm gốm sứ truyền thống rất đa dạng về chủng loại, từ lọ cắm hoa, chậu trồng kiểng, đồ sành sứ các loại, tượng vật, tượng người đến những sản phẩm dành trang trí nội thất... Gốm sứ Bình Dương được tạo hình rất mỹ thuật, bóng loáng màu men. Các mặt hàng gốm sứ đã trở thành hàng công nghiệp nổi tiếng của tỉnh miền Đông Nam bộ này.
Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Giáng Sinh, cả thành phố đâu đâu cũng chăng đèn, kết hoa, dựng cây thông thật vui mắt. Nhưng không đâu nhiều màu sắc và rực rỡ như phố Hàng Mã - Hà Nội.
Ở vị trí cuối vùng biên giới xa xôi tây nam nước ta, Hà Tiên là vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh. “Hà Tiên thập cảnh” cùng với lịch sử khai mở vùng đất này đã từng đi vào thi ca.
“Chè ngon, nước chát xin mời – Nước non non nước, nghĩa người chớ quên”. Câu ca dao cổ đã cho thấy cây chè gắn bó đến nhường nào với đời sống người dân Việt. Rất bình dị, nhưng lại bao hàm những phạm trù về văn hóa, đạo đức, về tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa thủy chung...
Cách Hà Nội khoảng hơn 300km, Hà Giang là điểm đến đầy thử thách để dẫn thân và cảm nhận. Nơi đây có dinh nhà họ Vương nổi tiếng thu hút khách du lịch nhưng giờ vàng son đã lùi vào quá vãng...
Nằm trên những con đường buôn bán sầm uất của khu phố Tàu tại Sài Gòn là những ngôi chùa có tuổi đời trên 200 năm, đã được công nhận di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Quen gọi là chùa nhưng thực chất là đình miếu do ban quản trị các hội quán điều hành. Đánh một vòng quanh quận 5, bạn đã tham quan được những sáu ngôi chùa cổ.
Cung đường phía tây của dãy núi Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang là một trong nhiều điểm thử thách của những người chơi xe môtô thể thao địa hình (xe cào cào).
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”