Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làng nghề dệt chiếu cói Bình Định

Nghề dệt chiếu cói Bình Định đang hồi sinh cả về quy mô cũng như chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Lực lượng nòng cốt góp công phục dựng làng nghề truyền thống ấy là những thanh niên của địa phương... 

 

 

Theo lời kể của những người lớn tuổi ở các xã phía bắc thuộc huyện Hoài Nhơn, dệt chiếu cói vốn là nghề truyền thống của quê hương họ từ bao đời nay. Trước giải phóng cũng như những năm sau này, diện tích trồng cói (để dệt chiếu) không ngừng được mở rộng. Rồi những năm giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, người nông dân ở các làng chiếu cói đã tận dụng nguyên liệu có sẵn để tạo nên sản phẩm, xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Lúc ấy, nhiều hợp tác xã chuyên sản xuất chiếu cói được thành lập, thu hút hàng trăm xã viên tham gia. Thế nhưng mấy năm sau đó, thị trường xuất khẩu chiếu cói không còn, các làng dệt đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ"; rồi sản phẩm chiếu nhựa, chiếu tre tràn ngập thị trường nội địa càng khiến cho "đầu ra" của chiếu cói ngặt nghèo hơn...
 

Chuyện phục dựng làng nghề thủ công mỹ nghệ gắn với cây cói do lực lượng thanh niên đảm nhận bắt đầu từ chuyến trở lại Hoài Châu Bắc thăm chiến trường xưa vào tháng 4.2005 của các cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 3. Khi nhìn thấy các đồng cói nơi đây, các cựu chiến binh đã đi đến quyết định hỗ trợ cho địa phương này mở lớp đào tạo nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói. Anh Võ Đình Chiến - Phó bí thư xã đoàn, Chủ tịch Hội LHTN xã Hoài Châu Bắc cho biết: "Lớp học đầu tiên thu hút 30 đoàn viên, thanh niên (chủ yếu là nữ) của xã Hoài Châu Bắc và các xã lân cận tham gia với sự trợ giúp của hai cô giáo ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ngoài việc nâng cao tay nghề dệt chiếu cói theo mẫu mã mới, các học viên còn được học cách sử dụng nguyên liệu cây cói tại chỗ để tạo nên các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bán ra thị trường". Nói về triển vọng làng nghề, ông Ngô Văn Thành - một nghệ nhân trong xã cho biết: "Xã hiện có gần 1.000 thanh niên đang trong độ tuổi lao động. Chúng tôi tạo việc làm cho thanh niên ở địa phương bằng cách hướng họ đến với nghề truyền thống. Các thành viên của lớp học đầu tiên này sẽ là lực lượng nòng cốt để phát triển làng nghề. Từ những gì đã học được, các học viên sẽ truyền nghề cho những bạn trẻ khác trong xã". Ông Thành còn cho biết thêm, ngoài sự trợ giúp của các hội, đoàn, chính những đoàn viên, thanh niên đã góp công phục dựng lại nghề chiếu cói ở Hoài Châu Bắc. Hiện tại, xã đã giao thêm đất công ích cho các hộ gia đình nhằm gia tăng diện tích trồng cói, phối hợp với các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm... Ông Thành khẳng định: "Đây là cách tốt nhất để giải quyết việc làm cho số lao động trẻ đang dôi dư tại địa phương".

 

(Nguồn: Thanh Niên)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Làng nghề thêu Văn Lâm
  • Tưng bừng Lễ hội Katê tại thành phố Phan Thiết
  • Vùng đất Mù Cang Chải hấp dẫn khách thập phương
  • Mũi Né xinh đẹp và thú vị
  • Náo nức tham quan bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam
  • Cảm nhận vẻ đẹp của Thủ đô nghìn năm văn hiến
  • Hồn đảo xa
  • Hoàng thành Thăng Long ngày đầu mở cửa: Quá tải!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com