Nếu như lễ hội đâm trâu là một nét văn hóa đặc trưng mang tính phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thì đối với người Chăm nghi lễ chém trâu tế thần rất hiếm khi diễn ra. Có thể nói lễ chém trâu được coi là một phong tục độc đáo mang tính riêng biệt của cộng đồng người Chăm Lạc Tánh.
Lễ chém trâu tế thần được tổ chức vào tháng 4 Chăm lịch để dâng cúng cho Pô Rum Păn và các vị thần linh. Khác với người Chăm ở các địa phương khác phải đúng chu kỳ 7 năm một lần họ mới tổ chức lễ chém trâu để dâng cúng thần linh. Như lễ tế 1 con trâu trắng tại núi Đá Trắng của người Chăm Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận. Người Chăm ở Lạc Tánh năm nào cũng tế một con trâu cho thần linh tại đền Pô Rum Păn. Người Chăm Lạc Tánh quan niệm rằng cuộc sống và mùa màng của dân làng hoàn toàn phụ thuộc vào ngài, do đó phải dâng tế trâu cho ngài để ngài vui và phù hộ, ngược lại ngài sẽ giận dữ và quở trách. Theo họ, sau một năm làm ăn dù mùa màng có bội thu hay thất vụ thì dân làng cũng phải hiến tế cho ngài một con trâu để tạ lễ.
Lễ chém trâu (Săm lé) diễn ra vào tháng tư Chăm lịch trong thời gian một đêm một ngày. Ngay từ chiều hôm trước dân làng tiến hành đưa con trâu tế thần đến buộc tại đền thờ. Theo tập tục thì con trâu tế thần phải là trâu đực lành lặn không bị thương tật, tốt nhất là trâu trong khoảng từ 3-5 tuổi.
Chiều tối hôm đó, các chức sắc trong làng họp mặt đông đủ tại đền thờ Pô Rum Păn để làm nghi thức khấn báo các vị thần xin phép làm lễ chém trâu vào sáng hôm sau.
Sáng hôm sau khung cảnh đền thờ đông vui nhộn nhịp, dân làng tập trung đông đúc về đền để chứng kiến lễ chém trâu tế thần. Theo tập tục sáng sớm hôm đó các chức sắc có vai vế đến gia đình người giữ thanh kiếm báu làm nghi thức xin thỉnh rước thanh kiếm về đền để thực hiện nghi lễ chém trâu. Khi kết thúc nghi lễ chém trâu, các vị chức sắc đưa kiếm trở lại nhà người giữ kiếm và phải thực hiện nghi lễ như lúc xin thỉnh rước kiếm đi.
Trước khi thực hiện nghi lễ chém trâu, thầy Bóng chính (Ka-Ing) và hai thầy Bóng phụ làm nghi thức khấn báo, mời gọi Pô Rum Păn và 11 vị thần khác gồm: Pô Sah Inư, Pô Klong Ga Rai, Pô Nít, Pô Ôn… và các chức sắc đã khuất về hưởng lễ và cho phép dân làng được chém trâu tế thần. Lễ vật trong nghi thức này gồm có nước, rượu, trà, trầu cau, trứng và 3 thúng gạo. Số gạo lễ trên sau đó sẽ được nấu thành cơm cùng với các món thịt trâu đã nấu chín để cúng tế thần một lần nữa. Những lễ vật này mang đặc trưng lễ nghi nông nghiệp truyền thống của một cư dân có nền văn minh lúa nước.
Thực hiện xong nghi thức khấn báo, mời gọi 12 vị thần, thầy Bóng chính và 2 thầy Bóng phụ cùng choàng khăn đỏ vào cổ, riêng thầy Bóng chính choàng thêm lên đầu một chiếc khăn đỏ. Thầy Bóng chính lấy thanh kiếm báu tuốt vỏ ra, dùng khăn vuốt dọc lưỡi kiếm, hai tay vác kiếm mũi hướng lên trời, cả ba thầy Bóng theo trình tự: đi đầu là thầy Bóng chính, theo sau là hai thầy Bóng phụ và hai thầy trò ông Săm lé (người chém trâu) từ từ đi qua cửa chính và cổng chính của đền, tiến về con trâu đã buộc sẵn bốn chân và miệng ngay phía trước cổng đền. Con trâu được đặt nằm nghiêng, mặt và bụng quay về cửa đền, lưng quay về phía mặt trời mọc, cổ trâu đặt trên một lỗ đào sẵn sâu 40cm, đường kính 45cm. Trước khi thực hiện nghi thức chém trâu, thầy Bóng chính vác kiếm đi đầu, phía sau là hai thầy Bóng phụ và hai thầy trò ông Săm lé cùng đi ba vòng theo chiều kim đồng hồ quanh con trâu, cứ mỗi vòng thầy Bóng chính dùng đầu ngón bàn chân phải làm phép vẽ bùa xuống đất (2 lần dưới 4 chân trâu và 1 lần chỗ đuôi trâu) để mời gọi 3 vị thần về giữ trâu (1 vị giữ 2 chân trước, 1 vị giữ 2 chân sau và 1 vị giữ đuôi trâu). Kế đó ông lấy đất vẽ bùa làm phép trên cổ trâu, lấy nước rửa sạch cổ trâu 3 lần và kê miệng sát vào tai trâu cầu khấn: Mày sẽ lên thiêng đàng, mày không có tội lỗi gì, mày là vật dân làng hiến tế cho thần linh, hãy mang những ước nguyện của dân làng đến với thần linh… Khấn xong ông lấy thanh kiếm có kẹp một chùm lá làm động tác chém tượng trưng lên cổ trâu, sau đó thanh kiếm được trao lại cho ông Săm lé. Ông Săm lé kề miệng sát vào tai trâu đọc câu thần chú: Cầu cho linh hồn mày được về cõi trên, nơi đó có nhiều cỏ để ăn và nước để uống cho mày béo mập, thịt trâu xin dâng lên cho Pô Rum Păn và các vị thần hưởng, xương trâu giao cho thần đất, cát; lông trâu giao cho thần lửa; máu trâu tế cho thần đất. Sau đó ông lấy nước rửa cổ trâu 3 lần, dùng ngón tay điểm chỉ lên lưỡi kiếm rồi chém vào cổ trâu. Trong quá trình chém trâu, ông Săm lé luôn ấn chặt lưỡi kiếm vào cổ trâu, bên trên lưỡi kiếm có kẹp một chùm lá để che giấu lưỡi kiếm không cho thần thánh biết đang sát sinh. Trong lúc ông Săm lé chém trâu, thầy Bóng chính và hai thầy Bóng phụ phải rời xa con trâu và cùng nhìn về hướng Đông chứ không được nhìn vào con trâu đang bị chém.
Trước khi đưa thanh kiếm báu trở vào đền, ông Săm lé dùng kiếm chặt chùm lá thấm đỏ máu trâu bỏ xuống lỗ và cầu khấn cho linh hồn trâu được giải thoát về cõi trên. Kế đó thầy Bóng chính lấy kiếm mổ tượng trưng lên bụng trâu rồi cùng trở vào đền. Khi đến sân đền, thầy Bóng chính dùng kiếm chặt một đống cành lá để sẵn làm nơi lót thịt trâu theo tập tục, vào đến cửa đền thầy Bóng chính dùng mũi kiếm hất chùm lá chuối đậy sẵn trên một chai rượu để mời các vị thần dùng rượu lai rai với con gà nướng trước khi dân làng nấu chín các món thịt trâu dâng lên các vị thần. Thịt trâu dâng tế thần gồm các món: luộc, kho, xào, canh… riêng 4 chân, đuôi và 2 cái tai trâu phải để sống nguyên lông và lưỡi, đôi mắt, óc trâu luộc chín để riêng dâng tế cho thần.
Nghi lễ dâng tế thịt trâu cho thần cũng do thầy Bóng chính và hai thầy Bóng phụ thực hiện, động tác và lời khấn giống như nghi thức cầu khấn xin phép thần làm lễ chém trâu vào sáng hôm đó.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ 13 đời nay nghề rối Tày được dòng họ Ma Quang gìn giữ. Dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng may thay nghề vẫn được truyền đến ngày nay.
Ngôi nhà 87 Mã Mây có bố cục không gian đặc trưng cho kiến trúc nhà ở kiêm bán hàng được xây dựng đầu thế kỷ XIX. Với kiểu nhà bám theo mặt phố để tiện lợi cho việc buôn bán, bố cục là nhà hình ống, chia thành nhiều lớp nhà có chức năng sử dụng khác nhau và được thông gió và lấy sáng tự nhiên bằng các sân trời.
Ai đã từng ngược ngàn lên vùng Tây Bắc, dừng chân tại mảnh đất Điện Biên và hòa mình vào cuộc sống, phong cảnh thiên nhiên nơi đây sẽ có thêm nhiều hình ảnh, kỷ niệm đẹp trong một chuyến đi. Nhưng đến Điện Biên mà chưa một lần ngắm nhìn những cánh rừng ngập trắng hoa ban hay đến thăm một bản dân tộc Thái, thưởng thức một món ăn truyền thống của đồng bào Thái, hòa vào hội vui cùng nắm tay múa xòe, nhảy sạp với các thiếu nữ Thái thì coi như chưa đến Điện Biên.
Những chú trâu được khoác lên mình chiếc áo đa màu sắc, bắt mắt tại lễ hạ điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam). Đây là dịp khai xuân động thổ, khởi đầu mùa vụ sáng mùng 7 Tết.
Trong di sản kiến trúc của triều Nguyễn còn lại ngoài những lăng tẩm, đền đài còn phải kể đến nơi ở của các ông hoàng bà chúa và các quan lại. Những chốn đó mang lối kiến trúc đáng để quan tâm tìm hiểu bởi nó là một phần trong bản sắc văn hoá Huế
Qua các làng quê vùng sông nước Nam bộ, ở đâu cũng thấy xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Cửu Long Giang là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo. Cư ngụ giữa vùng sông nước, dù nhà nghèo ít nhất cũng có một chiếc xuồng ba lá.
Đến Bản Pà Cò, xã Hang Kia (Hòa Bình) trong cái se lạnh của một sáng mùa xuân, mây trắng xóa khắp nơi, những dãy núi xanh huyền ảo hòa lẫn với mây trời.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”