Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những điều cần thực hiện trước giao thừa

Trước thời điểm tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới, theo phong tục của người Việt, có một số việc cần hoàn thành, để có một năm mới đầm ấm, đầy đủ. Tùy theo điều kiện riêng của gia đình, những việc này có thể được thực hiện theo cách riêng, nhưng tất cả đều có một điểm chung: hoàn tất trước giao thừa.

 


Đưa ông Táo về trời


Thời điểm đưa ông Táo về trời có lẽ là cái mốc cụ thể nhất báo hiệu thời gian của năm cũ đã sắp hết. Tục đưa ông Táo về trời được thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp. Theo truyền thuyết, vào ngày này, ông Táo (Táo Công - Thần Bếp) sẽ về trời, trình báo với Ngọc Hoàng các hoạt động trong suốt một năm của gia chủ, cả mặt được lẫn chưa được, và thỉnh cầu thật nhiều may mắn về cho gia chủ.


Vào ngày đưa ông Táo về trời, người ta thường bày biện rất nhiều thức ăn trong nhà bếp, như hoa quả, bánh ngọt, mỳ sợi…, và đặc biệt phải có thật nhiều đồ ngọt vì người ta tin rằng như thế thì ông Táo sẽ chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp cho gia đình mình.

Ông Táo sẽ trở về nhà vào ngày 30 Tết.

 


Dọn dẹp nhà cửa


Dọn dẹp nhà cửa có nghĩa là tẩy rửa, xóa sạch đi những tồn đọng của năm cũ, để nghênh đón những điều may mắn trong năm mới. Vì vậy dọn đẹp nhà cửa bao gồm những công việc như: mua sắm quần áo mới, vật dụng gia đình mới, mua sắm đồ trang trí nội thất mới phù hợp phong thủy gia đình trong năm mới; lau chùi tủ, bàn ghế; vứt bỏ những vật dụng không cần thiết, quét dọn những bụi bặm đã tích tụ trong suốt năm qua…


Điều đáng chú ý là sau khi dọn dẹp nhà cửa đón năm mới, vào đêm giao thừa và mùng một Tết thì chổi quét nhà phải được giấu kỹ, để không ai trong gia đình được nhìn thấy nó vào ngày đầu năm, như thế sẽ tránh được việc may mắn vào nhà trong năm mới lại bị quét trôi đi.

 

Trong những ngày Tết, tất cả các cửa trong nhà đều phải được mở, đem ánh sáng tràn ngập vào nhà, với ý nghĩa là dương khí sẽ luôn ở trong nhà suốt cả năm.

 
 Khoe sắc
Thanh toán nợ nần của năm cũ


Người ta quan niệm, mọi nợ nần của năm cũ đều phải được giải quyết bằng cách nào đó trước thềm năm mới, vì như vậy, khi bước sang năm mới mới không phải gánh trên vai gánh nặng nợ nần, công việc làm ăn sẽ suôn sẻ hơn.
 

Tổ chức bữa cơm tất niên

Đây là bữa cơm có sự tham dự của tất cả các thành viên trong gia đình. Nhưng trước khi ăn, người ta còn thực hiện một nghi lễ quan trọng: dâng cúng, mời ông bà, tổ tiên về sum họp với gia đình trong ba ngày Tết.

 

Theo truyền thống, tất cả các con trai sẽ trở về nhà bố mẹ, và sẽ là không may mắn với những ai phải ăn ở ngoài đường vào đêm tất niên. Khi ăn, mọi người đều phải ăn mặc chỉnh tề, phụ nữ phải mang đồ trang sức quý, quần áo đẹp, với mong muốn sự may mắn sẽ luôn luôn tiếp diễn. Vào thời điểm này, tất cả con cháu trong gia đình quây quần và dành tặng những lời chúc tốt đẹp nhất cho ông bà, bố mẹ.

 

(Nguồn: TNO)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Phong tục đón năm mới của dân tộc Tày
  • Mâm ngũ quả ngày Tết
  • Lễ hội mùa xuân: Nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa làng
  • Tục tảo mộ trong tâm thức người Việt
  • Đầu xuân nói chuyện Sửu
  • Làng gốm thủ công Phù Lãng
  • Cơ hội mới cho Kiên Giang
  • Chắp cánh cho tre, trúc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com