- “Nhịp” Sa Pa trong một sáng sương mù
Sa Pa chìm trong màn sương mù dày đặc, trời rét và ẩm ướt. Màn sương che lấp vẻ phồn hoa, náo nhiệt của một đô thị du lịch hút khách nhưng lại để lộ ra những nỗi nhọc nhằn.
- Tết về trên bản Mông Pà Cò
Đồng bào Mông ăn Tết cổ truyền theo lịch riêng của mình. Lịch của người Mông đều đặn mỗi năm 12 tháng, không có tháng nhuận. Năm nay, Tết của người Mông được tổ chức từ ngày 15-1-2010 (tức 1/12/2009 âm lịch).
- Chuyện thờ cọp ở chùa Vàm Sát
Nằm cặp tỉnh lộ 111 nối liền hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Lạc Hòa, huyện Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, xưa có ngôi chùa lá gọi là chùa Vàm Sát, ngày nay chùa được xây cất đàng hoàng và có tên chính thức là Hải Phước An tự, nhưng dân gian vẫn gọi là chùa Vàm Sát. Đặc biệt, đây là ngôi chùa duy nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - và có thể là cả nước - có đặt hương án thờ phượng hài cốt của cọp.
- Phóng sự ảnh: Thế nào là vui như trẩy hội?
Lễ hội truyền thống thường gắn với việc tưởng nhớ công đức của một hay nhiều vị thánh thần nào đó, cũng là dịp cầu mưa gió thuận hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ngày thêm no đủ… Mỗi dịp lễ hội đến, người dân chuẩn bị, chờ đợi từ trước đó vài tháng, thậm chí cả năm bởi đây cũng là dịp cộng đồng tổ chức vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Vì vậy, không ai đi hội mà buồn cả, chỉ có vui... như hội!
- Phóng sự ảnh: Tưng bừng lễ hội Nàng Han
Nàng Han trong tâm linh 16 xứ Thái, xứ Mường ở Tây Bắc giống như Bà Trưng, Bà Triệu đối với người Kinh. Nhưng từ năm 1948 đến nay, lễ hội Nàng Han mới được khôi phục trở lại làm nô nức đồng bào dân tộc Thái ở đất Lai Châu.
- Chùm ảnh: Chợ Cán Cấu thời tăng giá
Chợ Cán Cấu, cách Bắc Hà khoảng 18km, nằm ngay trên đường đến thị trấn Simacai của tỉnh Lào Cai. Chợ của người Mông họp vào thứ bảy hàng tuần và ngày lễ. Trước đây, chợ chủ yếu là nơi mua bán trâu, ngựa của người Mông, nhưng đến nay khi khách du lịch đã biết đến thì những người Mông mang theo các đặc sản, phần lớn là các hàng dệt, may mặc, nông sản để bán.
- Đảo Phú Quý trong xanh
Vẻ đẹp quê hương - đảo Phú Quý (Bình Thuận) được chụp từ nhiều góc độ khác nhau. Mời bạn đọc chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp nơi biển, đảo này.
- Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà cách khu đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam chừng 3 cây số và đã hình thành, tồn tại từ hơn 500 năm qua. Cùng với những lưu dân Thanh Hoá nam tiến, tổ tiên nghề gốm Thanh Hà đã dừng lại nơi đây bởi vị trí rất thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán. Nghề gốm xứ Bắc bén duyên cùng kỹ thuật đất Quảng để rồi hình thành một làng nghề với các sản phẩm phong phú, sắc sảo.