Năm du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ-Phú Yên 2011 với chủ đề “Du lịch biển đảo” sẽ chính thức khai mạc vào ngày 1/4 tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.
Năm du lịch quốc gia 2011 có sự liên kết hành động của 8 tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ từ Đà Nẵng tới Bình Thuận. Đây là lần đầu tiên, năm du lịch quốc gia có sự phối hợp của nhiều địa phương, tổ chức nhiều sự kiện tầm quốc gia và quốc tế trong suốt 12 tháng của năm. Đây cũng là cơ hội để quảng bá du lịch biển đảo Việt Nam đến đông đảo du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Du lịch - ngành công nghiệp không khói của Việt Nam đã phát triển mạnh những năm qua, trong đó, du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của toàn ngành. Du lịch là một trong năm hướng đột phá để phát triển kinh tế biển và ven biển lâu dài và bền vững.
Tiềm năng lớn từ Bắc vào Nam
Thông tin từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch) cho biết Việt Nam có hơn 3.200km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, hơn 2.770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam để phát triển du lịch. Có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch và hơn 30 trong số này đã được các địa phương khai thác tốt để để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Có thể kể đến một số khu vực đã được khai thác du lịch biển như Hạ Long-Hải Phòng-Cát Bà; Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam, Vân Phong-Đại Lãnh-Nha Trang, Phan Thiết-Mũi Né, Kiên Giang-Phú Quốc, Côn Đảo-Vũng Tàu...
Trong số các bãi biển, vịnh biển của Việt Nam, có một số điểm đến đã nổi tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế tới du lịch hàng năm. Đó là Vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh Quảng Ninh; Vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới; bãi biển Đà Nẵng được bầu chọn là một trong sáu bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Vùng biển hàng năm cũng thu hút khoảng 70% số lượng khách quốc tế tới Việt Nam và 50% khách nội địa, mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thì du lịch biển chính là thế mạnh cần ưu tiên, trong đó, mỗi địa phương, vùng miền có biển trên dải đất hình chữ S này lại có thể phát triển sản phẩm du lịch biển một cách khác biệt.
Ví dụ như tới Hạ Long, Cát Bà, khách du lịch được tham quan thắng cảnh độc nhất vô nhị trên thế giới về cảnh quan đá vôi. Dải đất miền Trung từ Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An) cho đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu thì lại có thế mạnh khác.
Ở đây, có tới 2 phân khúc, thứ nhất là từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) tới Thừa Thiên Huế, thứ hai là từ Quảng Nam-Đà Nẵng cho tới Vũng Tàu. Mỗi phân khúc có đặc trưng riêng và cần sự ưu tiên khác nhau để phát triển sản phẩm dựa trên tiềm năng, tài nguyên thế mạnh, khác biệt về khí hậu, địa hình, địa mạo; điều này sẽ mang lại cho du khách những cảm nhận riêng biệt rõ rệt với mỗi vùng biển.
Du lịch biển đã mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển nhiều địa phương trong cả nước. Các bãi biển thiên nhiên tươi đẹp thu hút đông đảo du khách khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng du lịch vùng ven biển nhằm đáp ứng nhu cầu du khách.
Theo thống kê, vùng ven biển Việt Nam có khoảng 1.400 cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở đây. Du lịch biển phát triển cũng tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương vùng ven biển, làm đổi thay bộ mặt nhiều địa phương trước đó là nơi nghèo khó, kém phát triển.
Người dân địa phương, đặc biệt là lao động trẻ được đào tạo bài bản về du lịch để trực tiếp làm việc trên chính mảnh đất quê hương mình. Ước tính có khoảng 60.000 lao động gián tiếp là cư dân địa phương ở những vùng ven biển có phát triển du lịch. Ví dụ như vùng biển Mũi Né (Bình Thuận) từ một làng chài nghèo, thiếu thốn nay được mệnh danh là “thủ đô resort,” “thiên đường nghỉ dưỡng” của Việt Nam; biển Lăng Cô-Thừa Thiên Huế; đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Đồng Hới (Quảng Bình), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)…
Các sản vật địa phương liên quan đến biển cũng theo đó mà phát triển thành thương hiệu, đậm dấu ấn bản sắc văn hóa địa phương cũng góp phần đáng kể vào việc phát triển sản phẩm gắn với các tour du lịch.
Sẽ có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển
Du lịch biển Việt Nam đã phát triển hơn, mang lại phần doanh thu nhất định song sự phát triển vẫn còn mang tính tự phát, sản phẩm còn trùng lặp gây lãng phí tài nguyên du lịch. Hơn nữa, Việt Nam mới chỉ có một vài thương hiệu du lịch biển đơn lẻ, chưa phải là thương hiệu cấp quốc gia được bạn bè quốc tế biểt đến rộng rãi. Do đó, Tổng cục du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch) đã xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030 cùng nhiều đề án phát triển du lịch, trong đó có Đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011-2020.
Hiện các văn bản này đang được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020 coi du lịch biển là loại hình chủ đạo cần ưu tiên phát triển bên cạnh du lịch văn hóa và du lịch sinh thái cộng đồng.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Mạnh Cường, phát triển du lịch biển đảo luôn được gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng, đặt trong mối quan hệ phát triển tổng thể chung kinh tế-xã hội. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam đứng vào nhóm các nuớc có du lịch biển phát triển nhất Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Từ nay đến thời điểm năm 2020, Việt Nam phải hình thành 5 khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực, là khu Hạ Long-Cát Bà; Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An; Nha Trang-Cam Ranh, Phan Thiết-Mũi Né, khu du lịch Phú Quốc.
Bên cạnh đó, các khu du lịch biển giàu tiềm năng khác được đầu tư phát triển như Vân Đồn-Cô Tô; bước đầu khai thác tour du lịch ra Trường Sa; đầu tư, khai thác cảng du lịch chuyên dụng...
Một việc hết sức quan trọng khác là nghiên cứu để định hướng thị trường và phát triển sản phẩm du lịch biển; tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù ven biển như du lịch tham quan kết hợp với du lịch sinh thái; du lịch di sản gắn với nghỉ dưỡng, thể thao biển cùng nhiều sản phẩm phụ trợ khác.
Tổng cục Du lịch sẽ đóng vai trò chỉ đạo, thống nhất, xuyên suốt các nội dung, chủ đề hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia, trong đó tập trung về biển, hướng tới xây dựng thương hiệu biển…./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
"Phòng Tổng thống" bắt nguồn từ việc cố tổng thống Woodrow Wilson (Mỹ) luôn yêu cầu phải có một phòng riêng phục vụ những nhu cầu đặc biệt trong mỗi dịp công cán ra nước ngoài.
Người Nùng Chảo ở bản Đồng 10, xã Tam Hiệp (Yên Thế - Bắc Giang) có một tập quán tốt đẹp được nhiều người biết đến đó là "tục kết hàng phe". Đây là tập tục được duy trì từ nhiều năm nay, thể hiện tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng người Nùng Chảo.
Thác Dray Nur (thác Cái hoặc thác Vợ) được tạo nên bởi sông Krông Ana (sông Cái). Thác Dray Nur có độ cao hơn 30m, nước đổ xuống vực sâu tạo nên bức tranh thiên nhiên lung linh đầy vẻ huyền bí như chính truyền thuyết về sự ra đời của nó, gắn liền với một câu chuyện tình thấm đẫm nước mắt.
Nhìn thao tác của những đầu bếp chuyên nghiệp, việc quyết định liều lượng gia vị có vẻ như chỉ bằng cảm tính của những vốc tay, nhưng thật ra thao tác đó phải từ kinh nghiệm rất lâu đúc kết lại mới có.
Từ khi hai dòng sông Cha – krong No và sông Mẹ – krong Ana hợp lưu thành dòng Serepok, dòng chảy của Serepok trở nên bận rộn hơn. Và suốt hành trình chảy ngược của dòng sông hoang dã này đã tạo ra biết bao thác ghềnh mà tên gọi của những dòng thác ấy đã đi vào huyền thoại.
Đi ngang bến Bạch Đằng, đường Tôn Đức Thắng, quận 1 vào ban đêm thấy những con tàu nhà hàng, còn được gọi là nhà hàng nổi trên sông Sài Gòn dập dềnh ánh sáng. Và không ít sinh viên học sinh, công nhân, người thu nhập thấp “mơ” được một lần lên đó dạo quanh sông. Nay điều đó đã thành hiện thực.
Mỗi dịp Xuân về trên vùng cao huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), trong cái rét, mưa phùn lất phất, khắp nơi trên các cánh rừng, bản làng và cả những con đường đất đỏ dẫn ra chợ phiên đều bạt ngàn một màu trắng tinh khôi, đẹp lạ kỳ của hoa sở.
Đó là mong muốn của phần đông du khách khi đến Đác Lắc thăm thú và thưởng ngoạn các danh thắng được đánh giá là tiềm năng, thế mạnh vào loại bậc nhất Tây Nguyên. Nhiều người cho rằng, ngoài cơ sở hạ tầng không được cải thiện thì sản phẩm du lịch, một trong những yếu tố hàng đầu hấp dẫn, thu hút du khách - vẫn không có gì mới, khiến họ nản lòng “một đi không trở lại”…
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”