- Hoài niệm Nha Trang
Bộ ảnh rất đẹp chụp thành phố biển Nha Trang năm 1967
- Viếng mộ tác giả Dạ cổ hoài lang
Từ trung tâm thị xã Bạc Liêu qua cầu Kim Sơn (hay còn gọi là cầu Quay) đến ngã tư rẽ vào đường Cao Văn Lầu, đi thêm 1km lại rẽ phải vào con đường nhỏ chừng 300m là đến khu mộ cố nhạc sĩ tài danh Cao Văn Lầu (1892-1976), tác giả bài cổ nhạc nổi tiếng Dạ cổ hoài lang.
- Côn Đảo hoang sơ và yên bình
Nếu như miền Trung có bãi biển Nha Trang, Phan Thiết trải dài, xanh thẳm với rất nhiều khách sạn, khu resort cao cấp cùng những dịch vụ du lịch đa dạng thì Côn Đảo lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ tĩnh lặng. Đến đây, du khách sẽ tận hưởng một vùng biển thanh bình đúng nghĩa, nơi có những rặng san hô nguyên sơ, những cánh rừng xanh mướt và các di tích lịch sử minh chứng cho một thời đấu tranh oanh liệt của dân tộc.
- Một ngày về với Lam Kinh
Cách thành phố Thanh Hóa hơn 50km về phía tây (theo quốc lộ 47), khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân đã và đang thu hút đông du khách đến tham quan. Về với Lam Kinh, chúng ta có dịp tìm hiểu sâu hơn về lịch sử - văn hóa triều Lê (sơ).
- Vẻ đẹp Đền Đồng Cổ
- Di tích lịch sử - văn hóa Núi và Đền Đồng Cổ xã Yên Thọ (Yên Định), là khu Điện Miếu thờ thần Trống Đồng “Đồng Cổ Sơn Thần” - một vị thần có công giúp các triều đại quân chủ Việt Nam đánh giặc giữ nước. Đây cũng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh, bởi đền Đồng Cổ tọa lạc giữa 3 quả núi trong đó là một quần thể kiến trúc bao gồm: nhà Tiền điện, nhà Thượng điện, nhà Tả vu, nhà Hữu vu, hồ bán nguyệt... tất cả tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình.
- Tín ngưỡng phồn thực quanh Đền Hùng
Các di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng có đậm đặc ở vùng Đất Tổ quanh Đền Hùng. Hàng năm xuân thu nhị kỳ các làng đều mở hội, xưa gọi là vào đám để làm lễ hội kỷ niệm vị thần do dân làng thờ cúng.
- Về chơi cù lao Bảo
Từ TPHCM, đi chừng 70 cây số, xuyên ngang thành phố Mỹ Tho qua cầu Rạch Miễu, du khách sẽ vào địa phận tỉnh Bến Tre. Tỉnh Bến Tre được hình thành từ 3 cù lao (Minh, Bảo và An Hóa). Cù lao Bảo là một trong ba cù lao lớn.
- Vãn cảnh chùa Thầy
"Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ / Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy", câu ca dao xưa đã nói lên phần nào sức hấp dẫn mạnh mẽ của chùa Thầy - có tên chữ là Thiên Phúc tự, nằm gối đầu vào núi Phật Tích, còn gọi là núi Thầy - thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội.