Nằm giữa những cánh rừng già ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp (Đắk Lắk), tháp Yang Prong là một trong những di tích hiếm hoi của người Chăm còn lại trên đất cao nguyên. Thế nhưng di tích này đang bị lãng quên và xuống cấp.
Truyền thuyết huyền bí
Từ thành phố Buôn Ma Thuột chúng tôi vượi quãng đường gần 120km để được chiêm ngưỡng tháp Yang Prong. Xuyên qua một cánh rừng thưa, ngọn tháp Yang Prong cổ kính, uy nghi nằm giữa một cánh rừng già hiện ra trước mắt nhóm chúng tôi. Trên đỉnh tháp, các loại cây dây leo, cây dại phủ um tùm.
Cho đến nay, sự hiện diện của ngọn tháp ở phía Tây hẻo lánh của cao nguyên Đắk Lắk vẫn mang nhiều màu sắc huyền bí. Nhưng người già ở các buôn của tộc người Jrai, Êđê vùng Ea Rốk vẫn kể với con cháu về truyền thuyết của tháp Yang Prong rằng ngày xưa có hai vợ chồng một nhà nọ lấy nhau nhiều năm thì người vợ mới mang thai. Đến kỳ sinh nở người chồng đi tìm một pô buôi (bà đỡ) giỏi nhất vùng để giúp vợ mình vượt cạn.
Khi người vợ trở dạ, pô buôi bắt tay vào việc đỡ đẻ, bỗng nổi lên tiếng sáo diều vi vu, làm mê hoặc lòng người, khiến pô buôi ngẩn ngơ, hồn đi theo tiếng sáo ấy mà quên mất công việc đỡ đẻ.
Khi tiếng sáo diều ngưng, do không được đỡ đẻ nên đứa bé sơ sinh và bà mẹ đã chết. Người chồng tức giận rút gươm chém chết bà đỡ. Do nguyên nhân chết bắt nguồn từ tiếng sáo diều mê hoặc nên cả 3 người chết đều hóa đá.
Người dân trong vùng gọi tên hai mẹ con xấu số là Yang Prong (nghĩa là Thần Lớn) và pô buôi kia là Yang Mei. Họ xây tháp, tổ chức cúng khóc thương những người xấu số. Nước mắt của dân làng hòa cùng rượu cần chảy thành con suối Ea Nao quanh ngọn tháp bây giờ.
Nguy cơ biến thành... miếu thờ
Công trình kiến trúc chính của quần thể di tích tháp Yang Prong là một ngọn tháp hình vuông với mỗi mặt tường rộng 5m, cao 9m (chưa kể chóp tháp). Tháp có một cửa ra vào duy nhất mở về hướng Đông có bề rộng 1,6m; diện tích lòng tháp hơn 5m2.
Tháp được xây bằng gạch, nhưng không tìm thấy dấu vết của vôi vữa hay vật liệu gây kết dình nào. Nền tháp được lót đá xanh mài nhẵn. Tuy nhiên điều làm cho nhóm phóng viên chúng tôi bất ngờ hơn khi lại gần là cảnh hàng chục bát nhang mới được người ta đặt khắp mọi chốn trong khu vực tọa lạc của ngọn tháp.
Trong lòng tháp cho đến kệ đá ở cửa, bệ móng, các hốc tường gạch… đều có bát nhang hiện hữu. Từ trong tháp, đến các kệ đá 2 bên cửa, tất cả các bát nhang từ ngoài vào trong đều đầy chân nhang. Dưới bàn thờ là “hòm công đức” giống như người ta đặt ở các bệ thờ tại các chùa chiền ở phố thị.
Ông Trần Quang Sơn, Chi hội trưởng Chi hội Cựu Chiến binh thôn 5 xã Ea Rốk (tổ chức được phân công quản lý di tích), cũng là người được Chi hội phân công trực tiếp chăm sóc ngọn tháp cho biết, trước đây quần thể di tích này được giao cho Chi Hội người cao tuổi thôn 5 quản lý. Tuy nhiên, sau đó Chi hội này đã cho lập hòm công đức, nhập nhèm trong việc sử dụng số tiền thu được nên mới được giao lại cho Chi hội Cựu chiến binh thôn quản lý.
Những chiếc bát nhang bắt đầu xuất hiện cách đây khá lâu, khi một “đại gia” ở thành phố Buôn Ma Thuột sau khi thăm viếng, làm công quả rồi lập luôn bàn thờ trong tháp để thỉnh nguyện. Từ đó, những người đến thăm tháp đã đặt thêm vô số bát nhang cho riêng mình để cầu khấn. Vào các ngày rằm, mùng 1 Âm lịch hàng tháng, hàng trăm người lại kéo đến đây thắp hương cầu may mắn.
Tháp Yang Prong được đánh giá là có giá trị lớn về khảo cổ, lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, sau nhiều tranh cãi về công tác trùng tu năm 1991 cho đến nay chưa có ai quan tâm, khảo cứu thêm về các vấn đề lịch sử của ngọn tháp này.
Công tác quản lý, bảo vệ sau đó cũng chưa được thực sự quan tâm, cùng với những câu chuyện mang mau sắc tâm linh và những bát nhang bủa vây khắp nơi đang biến tháp Yang Prong thành một ngôi miếu thờ. Tất cả những điều này đang là mối đe dọa làm cho ngọn tháp độc đáo xuống cấp, có nguy cơ bị lãng quên trong giới khoa học, và lãng phí trong du lịch văn hóa./.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Tánh Linh cách TPHCM chừng 150 km, cách thành phố Phan Thiết chừng 100 km, có Khu bảo tồn thiên nhiên núi Ông nằm ở vùng đất thấp Nam Trung bộ, cách trung tâm huyện Tánh Linh 6 km, có diện tích 25.000 héc ta.
Bình Ba là 1 hòn đảo thuộc xã Cam Bình, thị xã Cam Ranh, Khánh Hòa. Biển Bình Ba không ồn ào, xô bồ và đô thị hóa giống các khu vực lân cận như Nha Trang, Mũi Né... Nó vẫn còn nét đẹp hoang sơ với bãi Nồm cát trắng và bãi Chướng đầy san hô lộng lẫy.
Hà Nội có hàng trăm hồ nước lớn nhỏ, được tạo nên từ những biến động địa chất hàng vạn năm của sông Hồng vùng hạ lưu. “Tụ thủy, tụ nhân”, đâu có hồ thì có người tụ họp. Cũng vì vậy mà Hà Nội được chọn là “đế đô muôn đời”!
Tỉnh Hà Đông, từ cái thuở "bảy làng La, ba làng Mỗ" xưa kia đã làm nghề dệt lụa, cho nên có người gọi đây là quê lụa. Lụa Hà Đông nổi tiếng nhất vẫn là lụa Vạn Phúc. Người ta gọi lụa Hà Đông chính là lụa Vạn Phúc. Làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề lâu đời bậc nhất Việt Nam.
ẫu biết 36 phố phường chỉ là con số ước lệ, dẫu biết có đi cả cuộc đời cũng chẳng thể hiểu hết những dãy phố cổ Hà Nội cất giữ bao ký ức mấy trăm năm qua, vậy mà vẫn có người cứ lang thang khắp phố và tìm thấy những mảnh ghép thú vị của đời thường...
Ninh Chữ với vịnh Vĩnh Hy - một trong những vịnh đẹp nhất Việt Nam - với những bờ biển dài cát trắng đang là một trong những điểm du lịch thu hút nhất hiện nay. Tháng 10, Công ty CP Du lịch TNXP (V.Y.C) giới thiệu tour Vĩnh Hy - Bình Tiên, cùng du khách khám phá nét nguyên sơ quyến rũ của vùng biển đẹp nổi tiếng miền Trung.
Trong số 16 cửa ô Hà Nội xưa, người ta chỉ còn nhớ 5 cửa ô, gồm: Ô Quan Chưởng (gần chợ Đồng Xuân), Ô Đống Mác (quận Hai Bà Trưng), Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Dền (cắt ngang phố Huế) và Ô Cầu Giấy (bắc qua sông Tô). Thế nhưng, trong 5 cửa ô ấy, cũng chỉ còn Ô Quan Chưởng tồn tại với thời gian.
Tháng ba âm lịch là một trong những tháng đẹp nhất của năm để đến Tây Nguyên. Lúc này, Tây Nguyên vẫn đang xuân, thời tiết dễ chịu trước khi oi nồng chuyển sang hè...
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”