- Tìm thấy di tích cự thạch ở chân núi Tam Đảo có niên đại gần 2.000 năm
Đoàn cán bộ Viện Khảo cổ học và Đại học Văn hóa Hà Nội vừa phát hiện được một di tích cự thạch ở chân núi Tam Đảo, xã Đại Bình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có niên đại gần 2.000 năm. Di tích gồm một tấm đá phiến magma biến chất (gọi là tấm trần) có hình giống một con thuyền dài hơn 3m, rộng hơn 1m và dày gần 0,5m với hai bề mặt khá phẳng, được gia công tạo dáng có chủ đích. Đáng chú ý, ở mỗi đầu tấm đá được kê cao trên 2 tảng đá to hình nêm chôn rất sâu trong lòng đất. Cả 4 tảng đá kê phía dưới có cùng chất liệu với tấm trần bên trên.
- Phong tục đón năm mới của dân tộc Tày
Khi những cơm mưa phùn lất phất bay, tiết trời se lạnh, những cành đào, cành mận nở hoa khoe sắc đấy là lúc báo hiệu một mùa xuân mới đang về. Tết đến xuân về là đồng bào các dân tộc vùng cao trong tỉnh lại nô nức chuẩn bị đón một cái Tết đầm ấm, vui vẻ.
- Mâm ngũ quả ngày Tết
Tết, hầu như không gia đình nào lại thiếu được mâm ngũ quả cũng như thiếu bánh chưng xanh, dưa hành, cành hoa, đôi nến. Nó là sản vật quê hương quen thuộc, có quanh năm hoặc mang tiếng nói của mùa này, vùng khác.
- Lễ hội mùa xuân: Nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa làng
Trong đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam, có lẽ không một nơi nào là không có lễ hội (hội làng). Lễ hội là hình ảnh thu nhỏ bộ mặt làng xã người Việt nói chung và từng làng, từng xóm nói riêng.
- Tục tảo mộ trong tâm thức người Việt
Hàng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp là nhiều gia đình người Việt đi tảo mộ. Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.
- Đầu xuân nói chuyện Sửu
Là con vật quen thuộc với người Việt, từ lâu hình ảnh một con trâu béo tốt hiền lành đang chậm rãi đi từng luống cày trên đồng ruộng đã trở nên một nét chấm phá tuyệt đẹp của nông thôn Việt Nam. Chào năm mới Kỷ Sửu, hãy cùng tìm hiểu đôi nét về con vật đặc biệt này.
- Những điều cần thực hiện trước giao thừa
Trước thời điểm tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới, theo phong tục của người Việt, có một số việc cần hoàn thành, để có một năm mới đầm ấm, đầy đủ. Tùy theo điều kiện riêng của gia đình, những việc này có thể được thực hiện theo cách riêng, nhưng tất cả đều có một điểm chung: hoàn tất trước giao thừa.
- Làng gốm thủ công Phù Lãng
Những sản phẩm chum, vại, lọ, bình... tại làng gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) được các nghệ nhân chau chuốt, mang vẻ đẹp dân tộc. Đây là một trong ba trung tâm gốm cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ.