- Mâm cơm ngày Tết Nam bộ
Tết Nam bộ được tưới vàng trong nắng. Người dân miệt vườn vốn lam lũ quanh năm. Họ chất phác như cây lúa, ngay thẳng như ngọn tầm vông. Ra ruộng họ chỉ cần nắm muối ớt, sau buổi làm bắt con cá lóc dưới ruộng nướng vàng trong rơm, vừa ăn vừa nhấm nháp những đọt rau dừa, rau đắng bên bờ ruộng. Họ ít thích chế biến cầu kỳ. Thói quen thường ngày như thế nhưng trong mâm cơm ngày Tết, người Nam bộ lại chăm chút với tất cả sự thành kính với tổ tiên, ông bà.
- Bún Tháp Miếu
Làng Tháp Miếu ( thị trấn Phúc Yên, huyện Mê Linh) có nghề làm bún từ xa xưa, không ai còn nhớ từ đời nào. Nghề này cũng lắm nhọc nhằn, người làm bún cũng cần lao như bao người làm nghề khác: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Người dân nơi đây thuần phác, cái tâm của họ trong trắng như sợi bún quê.
- Truyền thống làng nghề của Hà Nội
Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý -Trần, 36 phố phường thời Lê - Nguyễn là nơi tụ hội các làng nghề từ khắp mọi miền đất nước đổ về. Những người thợ tài hoa đã mang theo cả gia đình, bạn bè họ hàng làng xóm lên mở nhà, lập phố. Bằng sức lao động cần cù và tài năng khéo léo đã làm ra được sản phẩm hàng hoá tinh xảo cung cấp cho dân chúng kinh kỳ và các vùng lân cận, làm cho phố phường ngày càng trở nên sầm uất.
- Thịt xông khói của người Cơ Tu
Thịt giữ được hương vị thơm ngon của thịt nướng nguyên vẹn, đặc trưng khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của tiêu rừng (amất)...
- Du mục gốm
Nghề gốm thủ công của người dân dưới chân núi Đất Vàng ở tỉnh Kompong Chnang, Campuchia đã có từ rất lâu đời. Những sản phẩm của làng gốm gồm các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như nồi, niêu, ơ, sanh, cà ràng, lu, hũ, bình… đều được chế tác bằng tay, nung bằng lửa rơm chứ không nung bằng lò nhiệt như các lò gốm thông thường. Ở làng gốm, phụ nữ sản xuất gốm, đàn ông ngoài việc đồng áng là lấy các món đồ gốm chất lên xe bò, rong ruổi khắp các tỉnh thành của Campuchia để bán. Những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, mang theo gạo, củi, tải trên xe bò cùng với đồ gốm, đêm ngủ ngày đi, đói bụng dừng chân lại tự nấu ăn lấy, bán hết xe bò chất đầy gốm thì về. Một kiểu sống du mục nay đây mai đó của những người đi bán gốm.
- Lý Sơn – Vương quốc cho riêng mình
Lý Sơn là một hòn đảo nhỏ, nép mình trong một góc yên bình của Biển Đông bao la ngàn năm xưa ngoan ngoãn nằm nghe sóng, từng ngày nay e ấp chào đón những dấu chân tiên phong đến thăm.
- Phiên chợ Bưởi, nét văn hóa Thăng Long–Hà Nội
Ca dao có câu: “Chợ Bưởi một tháng sáu phiên. Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng“. Ấy là nói đến chợ Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi (nay thuộc quận Tây Hồ), một trong những chợ cổ nhất Hà Nội duy trì hình thức họp chợ phiên.
- Nồi niêu làng Hiển
Từ thời xa xa, làng Hiển Lễ, tên nôm là làng Rẫy đã có một quá trình làm nồi đất nổi tiếng. Lúc ấy, làng thuộc về Tổng Hiển Lễ, huyện Bình Tuyền, phủ Phú Bình, xứ Thái Nguyên. Sau thuộc về huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên, nay là huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong xã Cao Minh, cách thị trấn Xuân Hoà 2 km. Ông tổ nghề làm nồi đất ở Hiển Lễ là người họ Vũ, nguyên quán thôn Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Thanh Hoá, lưu lạc ra Bắc Hà và định cư ở đó.