Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vương quốc hoa kiểng Cái Mơn

Chơi vơi giữa dòng sông Tiền bao la, làng nghề sản xuất hoa kiểng Cái Mơn (xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre) vang danh cả nước

 

Chuẩn bị cho mùa Tết năm nay, làng hoa kiểng Cái Mơn có hàng ngàn hộ tham gia trồng các loại hoa truyền thống, dễ tiêu thụ như: vạn thọ, hoa giấy, cúc đại đóa, cúc mâm xôi, thược dược, cẩm chướng… Đặc biệt, Cái Mơn còn là nơi lưu giữ được hàng chục giống hoa hồng: hồng nhung đỏ thắm, mượt mà; hồng lay-ơn màu tím sen; hồng Elizabeth phơn phớt: hồng Korokit màu gạch tôm, rồi hồng vàng, hồng đỏ, hồng cam, hồng phấn…
 

Khách phương xa có thể tìm thấy ở đây các loại cây kiểng quý hiếm, có tuổi thọ hàng trăm năm. Có những loại cây rất thân quen như: sung, si, khế, bùm sụm, cau, mai... Có những loại cây mang trên mình cái tên khá "kêu" như: đinh lăng tía, tiểu huyết dụ, ngũ gia bì… Tất cả đều được những bàn tay khéo léo, mẫn cán với tâm hồn nghệ sĩ của các nghệ nhân biến thành những cây kiểng quý, có hình dáng đẹp, lạ, giá trị cao. Ngoài kiểng cổ, những nghệ nhân còn tập trung trồng các loại kiểng lá như: hồng lộc, kim phát tài, dạ lan thanh, trúc bách hợp, kiểng tắc, các loại mai vàng và đặc biệt là kiểng thú.

Toàn huyện Chợ Lách hiện có khoảng 2.500 hộ tham gia sản xuất kinh doanh hoa kiểng, sử dụng khoảng 56 ha đất nông nghiệp để sản xuất từ 5-7 triệu sản phẩm mỗi năm. Chủng loại tập trung nhiều là kiểng lá, mai vàng, bonsai, kiểng thú và các loại cây công trình. Thị trường tiêu thụ chính hoa kiểng Cái Mơn chủ yếu là TP.HCM, các tỉnh, thành khác trong nước và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Doanh số trung bình hằng năm khoảng 50-70 tỉ đồng. Giá trị sản xuất đạt từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng/ha.

(Nguồn: Phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách)

Trong số gần 8 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại chuẩn bị cho Tết năm nay thì mai vàng chiếm khoảng một phần ba. Nhiều vườn mai đã được bà con đầu tư khá quy mô. Rất nhiều vườn hiện có đến gần cả trăm ngàn cây, nhưng phổ biến là những vườn trung bình với quy mô 30-40 ngàn cây. Mai vàng Cái Mơn có hai chủng loại. Loại bán liền là những gốc mai nhỏ cung cấp riêng trong mùa Tết.

 

Loại này chỉ cần đáp ứng hai tiêu chuẩn: nhánh nhiều và hoa nở đều. Muốn vậy, nhà vườn phải am hiểu kỹ thuật và chăm bón thường xuyên. Tuy nhiên, loại này chỉ sau vài cái Tết, nếu không biết chăm bón đúng cách, mai sẽ ít bông dần vì xuống sức. Một loại mai khác mà người dân nơi đây gọi là mai "để đời" - ám chỉ những cội mai to, lâu năm, có dáng đẹp tuyệt. Gặp vận, những cội mai này có thể bán đi với giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng mỗi cội.

Theo UBND xã Vĩnh Thành, toàn xã hiện có gần 1.000 nghệ nhân. Sau khi có quyết định công nhận 8 trong số 9 ấp của xã là làng nghề truyền thống, xã đang hoàn tất thủ tục trình lên các cơ quan hữu quan công nhận nghệ nhân cho bà con. Đó là những nghệ nhân làm hoa kiểng nổi tiếng, tài hoa như: Xuân Hoàng, Nguyệt Thu, Lý Hải, Năm Công... và không ít người còn xuất ngoại để làm nghệ nhân. Họ là những người biết vận dụng sự khéo léo, sự kiên nhẫn và tinh tế để cho ra đời những sản phẩm làm đẹp cho đời.



Kiểng thú trong vườn kiểng của nghệ nhân Năm Công
 

Thế cây - dáng người
 
Mất nhiều thời gian, các nghệ nhân mới nuôi được dáng kiểng thế này
 

Hoa hồng Cái Mơn được lai tạo

 

(Nguồn: TNO)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Nghề đan mây tre ở Du Tràng
  • Làng hoa Sa Đéc
  • Chiếu cói Nga Sơn
  • Cuối tuần với chợ Chuông
  • Làng cổ giữa đảo
  • Lư Cấm - độc đáo nghề gốm
  • Trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer
  • Tính tổng hợp và tính cộng đồng trong lối ăn của người Việt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com