Đến Phú Tân (An Giang), ngược lên đầu nguồn sông Hậu, bạn đi ngang khu vườn trầu. Dài theo một bên đường 954, hầu như những vườn trầu vàng ruôm nối tiếp nhau, thấp thoáng ẩn hiện sau những căn nhà khang trang. Ghé thăm vườn trầu của anh Nguyễn Phú Trung (ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân), đi sâu ra sau nhà, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi những nọc trầu cao vút đầy 2 công đất với những dây trầu bỏ vòi leo ngút mắt trong ánh nắng mai rực rỡ, đẹp vô cùng. Anh Trung cho biết, trầu đã được trồng ở Long Sơn từ hàng trăm năm trước, có nguồn gốc từ trầu Bà Điểm nổi tiếng. Tuy nhiên, khi đem về đây trồng, trầu Bà Điểm đã trở thành trầu Long Sơn nổi tiếng nhờ cái màu vàng ruôm đẹp mắt và mùi vị đặc trưng mà gốc gác nó không có. Bí quyết để có lá trầu như vậy nhờ lúc bấy giờ người ta bón phân tằm cho trầu. Long Sơn gần Tân Châu - là địa phương trồng dâu nuôi tằm dệt lãnh mỹ a nổi tiếng cả nước khi xưa.
Thăm vườn trầu là bạn “thăm” lại cổ tục ông bà xưa. Đó là tục ăn trầu, tương truyền có từ thời vua Hùng dựng nước. Ăn trầu là biểu hiện phong cách lễ nghĩa và tình cảm một cách độc đáo của người Việt Nam, “miếng trầu là đầu câu chuyện”! Sách xưa ghi: “Ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm”. Tập tục dán đuôi trầu lên trán để trị chứng nấc cục ở trẻ đã có từ xa xưa. Cũng khá hiệu nghiệm như vậy là bài thuốc dân gian dùng lá trầu hơ nóng đắp cho cứng mỏ ác con nít mới sanh... Trầu (cùng với cau) là sính lễ rất quan trọng trong đám hỏi, đám cưới. Chính vì vậy mà trầu còn tồn tại dù bây giờ hiếm có người ăn trầu khiến ta có cảm giác trầu đã bị mai một trong đời sống thường ngày của nhân dân ta.
Cho nên cứ tưởng lá trầu cùng với vườn trầu đã trở thành “cổ tích” trong lòng thế hệ trẻ hôm nay. Nhưng không, đến Long Sơn bạn mới thấy sức sống bền bỉ của loại hàng hóa đặc biệt này. Nó chẳng những tồn tại mà có khi còn phát triển dài lâu. Anh Trung cho biết, lái thường xuyên tới đây thu mua trầu khoảng 7-8 thiên/ngày. Mỗi thiên 60.000 đ, gồm 40 tay, một tay 30 chục, một chục 20 lá trầu. Lên hàng xong, họ tỏa đi bán khắp các nơi, như: Châu Đốc, Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp), thậm chí xuất cả qua đường tiểu ngạch đi Campuchia...
Rời vườn trầu, đi thêm đoạn nữa, rẽ trái vài trăm thước là tới miếu Bằng Lăng (thị trấn Chợ Vàm, huyện Phú Tân). Miếu thờ Bà Thượng Động Cố Hỷ. Ông Lý Ngọc Ẩn (sinh năm 1928), Phó ban quản miếu cho biết miếu này có từ lâu đời, đầu tiên thờ Thiên Y A Na (ở Phú An, Phú Lâm), sau dời về đây thờ vị thánh nữ này với tên gọi Thiên Nương. Miếu thờ Bà Thiên Y A Na có lẽ là chính xác. Bởi ngang miếu là Bãi Chàm - nơi có đông đồng bào dân tộc này cư trú. Hầu như ngày nào miếu Bằng Lăng cũng có khá nhiều khách thập phương cúng viếng. Hàng năm, miếu tổ chức lễ cúng bà trong 2 ngày 15 và 16-3 âm lịch với nhiều nghi thức cùng đám rước long trọng, đêm tối phục vụ hát bội cho bà con thưởng lãm.
Miếu Bằng Lăng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 1.000 m2, đã được trùng tu vào năm 1964. Đặc biệt, đến đây, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên thích thú khi đi vòng ra sau miếu, là nơi có ba cây bằng lăng cổ thụ, không ai biết nó có từ khi nào. Mỗi năm, cứ tới mùa bông, mỗi cây trổ một màu bông tím đẹp, rải rắc quanh thân cây. Điều đáng nói là vì quá cỗi nên cây nào cũng có bộng. Có cây bộng rộng tới 5-7 người chun vô ngồi. Đó là khám phá thú vị vì hiếm người biết chuyện 3 cây bằng lăng đại thụ này. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp thì, cho rằng cây bằng lăng và thao lao là một cũng đúng, nhưng chưa đúng hẳn. Vì về hình dáng tuy giống nhưng kỳ thật chúng có đến hàng chục loại và có phân biệt: đọt bằng lăng ăn được, còn đọt thao lao đắng, không ăn được. “Cây bằng lăng hoa lá giống như cây tử kinh. Sớ thịt bên trong màu trắng ngà dùng làm rui mè, cột kèo hay giầm chèo đều tốt. Rễ cây u nần cong queo có vẻ kỳ quái. Có khi giống hình người, có khi giống hình chim muông, có khi giống hoa cỏ. Nhưng dùng thứ ấy làm ống cắm bút, dĩa trưng trái cây, thì lại tăng vẻ cổ nhã tự nhiên”.
Đến Long Sơn lòng bồi hồi xao xuyến nhớ Cái Vừng xưa. Theo học giả Nguyễn Văn Kiềm trong quyển “Tân Châu” (một quận thuộc tỉnh Châu Đốc xưa, nay thuộc tỉnh An Giang), ở Long Sơn thuộc quận này có tục lệ “Du hồ, chưng cộ bát tiên”. Long Sơn xưa có nhiều tay thợ chuyên làm ghe du hồ và xây hòn non bộ chưng cộ rất khéo. Người ta bận “đồ vía” tham dự buổi lễ khi chiều vừa tắt nắng. Bấy giờ, trên rạch Cái Vừng có năm bảy chiếc thuyền hoa đăng tỏa sáng, trên bờ có năm mười chiếc cộ hiện ra. Mỗi chiếc cộ chở một hòn non bộ và một vị trong Bát tiên ngồi ngất nghểu. Giúp cho buổi lễ thêm phần sôi động là giàn trống Tiều. Tiếc rằng, tục này nay không còn nữa. Thiết nghĩ, những nét đẹp văn hóa này cần được phục hồi để làm đậm thêm bản sắc văn hóa dân tộc Tiều, làm giàu thêm kho tàng văn hóa dân gian của nước ta.
Từ bản Tả Phìn đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) là đoạn đường đèo ngoạn mục với cảnh quan diễm lệ. Những thửa ruộng bậc thang xanh xanh với nào lúa nước, su su chạy dài ngút mắt bên dưới lũng sâu.
ừ thị trấn Kiên Lương (Kiên Giang) đi Mo So có một đoạn đường đầu tiên ở nước ta được đổ bê tông xi măng thay vì trải nhựa như thường thấy; rồi thích thú chứng kiến những ngọn núi đá vôi chập chùng chạy ngược bên khung cửa xe. Theo con đường nhựa nổi lên giữa những đồng nước chua phèn lưa thưa cây cỏ vàng hoe màu nắng, Mo So rồi cũng hiện ra trước mắt.
Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.
Những ngày này, khi lúa, ngô đã “nằm yên” trong nhà, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số Chơro ở Đồng Nai tổ chức lễ hội Sayangva (ăn thần lúa).
Cây tre đã gắn bó với người Việt hàng ngàn đời nay. Tre là nguyên liệu được người Việt khai thác tối đa sự hữu dụng tưởng như vô hạn; từ những vật dụng gần gũi, thiết thân trong đời sống thường nhật cho đến khí cụ chiến đấu, bảo vệ quê hương. Hình ảnh lũy tre thanh bình, thơ mộng trong thi ca, trong bao chuyện tình lãng mạn và cả trong huyền sử Thánh Gióng.
Chợ nổi Ngã Bảy được xem là “đặc sản” về một tinh thần hút khá đông du khách tới thăm. Rất thú vị khi được tận hưởng cảm giác bồng bềnh trên sông, ngắm bình minh, cảnh vật và con người vùng quê sông nước.
Tọa lạc tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, thác Giang Điền là điểm đến tham quan, vui chơi giải trí lý tưởng của nhiều du khách. Vào cổng, chiếc xe điện êm ái đưa bạn đến bên thác trên con đường lót đá đen xinh xắn giữa hai hàng bàng Đài Loan lạ mắt.
“Chè ngon, nước chát xin mời – Nước non non nước, nghĩa người chớ quên”. Câu ca dao cổ đã cho thấy cây chè gắn bó đến nhường nào với đời sống người dân Việt. Rất bình dị, nhưng lại bao hàm những phạm trù về văn hóa, đạo đức, về tình làng nghĩa xóm, tình nghĩa thủy chung...
Sapa một thiên đường nhỏ; hoang sơ, e ấp nhưng cũng vô cùng rực rỡ giữa đại ngàn vùng Tây Bắc của tổ quốc Việt Nam. Chinh phục du khách không chỉ bởi vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, mà Sapa còn là sự lôi cuốn bởi những sắc màu văn hóa của các tộc người anh em : H’mông, Dao,Tày, Thái, Xá Phó… đang cùng sinh sống ở đây. Đặc biệt đến với sapa ngày cuối tuần du khách sẽ được thưởng thức và khám phá những giai điệu đặc sắc của tiếng khèn tìm bạn, đã được các chàng trai người H’Mông tấu lên trên phố đêm Sapa.
Long Điền Sơn là một khu du lịch mới đi vào hoạt động phục vụ du khách đến với Tây Ninh. Nằm trong phong cảnh hữu tình, nhà đầu tư đã xây dựng nên khu du lịch đậm nét truyền thống và bản sắc của làng quê và văn hóa Việt…
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng thuộc địa phận xã Sơn Lang, huyện Kbang, có diện tích rừng tự nhiên là 15.610 ha. Có 546 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 376 chi, 122 họ. trong đó có 201 loài cậy gỗ, 120 loại cây dược liệu, 48 loài cây có khả năng làm cảnh. Trong đó thực vật có 7 loài bị đe dọa được ghi trong danh sách các loài vật bị đe dọa toàn cầu, 18 loài quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 9 loài thực vật dặt hữu của Việt Nam là: Thích quả đỏ, du móc, lọng hiệp, hoa khế, trắc, hoàng thảo vạch đỏ, xoay, giỗi.
Chỉ mất khoảng hơn 10 phút ngồi tàu (theo tuor của Công ty Cổ phần Du lịch Cồn Phụng) là đến Cồn Phụng, nơi đã từng là thánh địa của Đạo Dừa, du khách sẽ có một chuyến tham quan đáng nhớ về cảnh vật, con người nơi đây.
Bình minh ló dạng, chiếc vỏ lãi chở hơn mười du khách xé nước, kéo theo một đoàn xuồng nhỏ, hướng về các trảng nước giữa rừng - cách chừng 10 km - nơi có rất nhiều cá lóc, cá rô, cá thát lát... trú ngụ mà thẳng tiến. Ngày nào cũng vậy, đều có những chuyến đi câu cá giải trí suốt ngày giữa vườn quốc gia U Minh Thượng.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”