Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần khai thông cho du lịch nông nghiệp ở An Giang

Tiếp sau việc khai trương hoạt động "Du lịch nông nghiệp" tại cù lao Ông Hổ - xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên), Văn phòng Dự án Du lịch nông nghiệp - Hội Nông dân tỉnh An Giang lại tổ chức thí điểm nuôi gà H'Mông, gà Ai Cập thả vườn và nuôi cá dưới tán rừng nhằm tạo ra đặc sản, vừa phục vụ du khách, vừa tăng thu nhập cho hộ tham gia dự án.
 

Đua xuồng trong rừng tràm Trà Sư. Ảnh: THANH TÙNG

Được sự hỗ trợ của Tổ chức Nông dân Hà Lan (Agriterra) và Dự án Du lịch nông nghiệp  - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Văn phòng Dự án Du lịch nông nghiệp - Hội Nông dân tỉnh An Giang đã chọn 10 hộ  ở xã Mỹ Hòa Hưng và Văn Giáo để đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch tại gia đình và các hạng mục công cộng phục vụ chung cho nhóm. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh An Giang cũng đã ký hợp đồng thực hiện mô hình liên kết khai thác du lịch sinh thái gắn với bảo vệ 2 tuyến kênh đê bờ tây - bắc ở rừng Trà Sư. Tuy điều kiện cảnh quan và cơ sở hạ tầng đã được đầu tư khá tốt, nhưng sản phẩm cung cấp cho du khách vẫn còn thiếu, nhất là các dịch vụ ăn uống và giải trí. Do đó, việc tạo ra đặc sản thu hút khách và đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tham gia Dự án Du lịch nông nghiệp đã được tính đến. Thực tế cho thấy, các loài cá lóc, cá trê vàng, sặc rằn… phát triển tốt nhất ở rừng tràm Trà Sư, là những đặc sản  rất hấp dẫn khách du lịch, nếu để phát triển tự nhiên thì năng suất và sản lượng sẽ không cao. Từ đó, dự án thực hiện mô hình chăn nuôi dưới tán vườn - rừng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, hấp dẫn khách du lịch…
 

Đến với rừng tràm Trà Sư.

Mục tiêu đặt ra là: Khai thác tiềm năng sẵn có của vùng sông nước và đồi núi An Giang bước đầu đã được khám phá và đưa vào phục vụ, tạo thêm sản phẩm mới, phong phú phục vụ cho khách du lịch, góp phần tạo thu nhập ổn định cho nông dân địa phương. Với mục tiêu này, mô hình thí điểm ở quy mô vừa và nhỏ, để thích hợp với nông dân tham gia dự án và cộng đồng địa phương. Những điểm được chọn thực hiện mô hình đều nằm trên lộ trình các tour do Văn phòng Dự án Du lịch nông nghiệp - Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức; đồng thời phương án triển khai cũng sẽ tiến hành trình tự huấn luyện kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, cung cấp giống… Theo kế hoạch, mô hình sẽ triển khai tại cù lao Ông Hổ, Văn Giáo và trên đỉnh núi Cấm - xã An Hảo, với sự tham gia của người Kinh và đồng bào dân tộc Khơ-me.

Văn phòng Dự án Du lịch nông nghiệp - Hội Nông dân tỉnh An Giang cũng đã đưa ra phương án tiêu thụ sản phẩm của nông dân theo hợp  đồng và quảng bá những loại sản phẩm đặc sản này với khách du lịch gần xa. Qua tính toán sơ bộ, khả năng mỗi năm sẽ mang lại nguồn thu nhập kinh tế gia đình trên 100 triệu đồng cho 14 hộ tham gia dự án, giải quyết hàng chục lao động. Đặc biệt, mô hình này sẽ góp phần tạo tiền đề sản xuất nông nghiệp "xanh, sạch và bền vững". Tổng vốn nhu cầu đầu tư của mô hình chỉ 184 triệu đồng, mới triển khai thực hiện 2 hộ ở cù lao Ông Hổ - xã Mỹ Hòa Hưng cùng với vốn của nông dân tự lực. Chính vì thế, cần phải mở rộng ra khai thông cho du lịch nông nghiệp ở An Giang.

(Theo TRỌNG ÂN // Báo An Giang)

  • Tắm lá thuốc - sản phẩm du lịch mới của Sapa
  • Novotel Phan Thiết - Khu nghỉ mát đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận Toàn cầu xanh
  • Hàng không thế giới sẽ lỗ 9 tỷ USD trong năm 2009
  • 6 tháng đầu năm: Hơn 4,25 triệu lượt du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu
  • “Thiên đường du lịch mới” ở Thái Lan
  • Công bố quy hoạch dự án Khu Du lịch Sài Gòn - Cam Ranh
  • Thu hút Du lịch vào Miền Trung : Bài toán cần lời giải
  • Sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quảng bá du lịch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com