Hòn Con Sẻ tre – Nha Trang, nơi thu hút đông đảo du khách trong dịp hè (Ảnh: MM/Vietnam+)
Ở Việt Nam, thời điểm hè được coi là mùa làm ăn lớn và giàu tiềm năng đối với các công ty lữ hành. Thế nhưng, hè 2011 này, trước những biến động khó khăn về kinh tế, các đơn vị kinh doanh du lịch đang phải đau đầu đối phó với tình trạng giá cả leo thang, làm sao vừa giữ giá tour ổn định mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho du khách.
Và, để giữ chân khách trong mùa du lịch nội địa, hầu hết các công ty lữ hành lớn như Saigontour, Vietravel, Vitour… đều cam kết bình ổn giá tour, nếu tăng cũng dè dặt không quá 5-10%. Thậm chí họ còn phải tung ra nhiều chiêu ưu đãi nhằm hấp dẫn du khách. Lữ hành cam kết bình ổn
Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch Thế hệ trẻ, đơn vị từng đoạt giải Doanh nghiệp lữ hành năng động và sáng tạo năm 2010, Trần Thế Dũng cho biết mức điều chỉnh tăng giá trần của hãng hàng không VietnamAirline thời gian qua là một trong những nguyên nhân buộc những tour đi bằng máy bay phải tăng giá theo, do đó mà lượng khách đi tour bằng máy bay sẽ giảm thấy rõ.
Ông Dũng cũng nhận định trong những tour đi bằng máy bay, khách sẽ chọn tour quốc tế nhiều hơn nội địa. Là bởi, do giá tour đi nước ngoài ‘mềm’ hơn những tour đi máy bay của Việt Nam. Hơn nữa, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế không những có các chương trình khuyến mãi kéo dài mà còn có chương trình quảng bá rất hiệu quả nhằm thu hút khách.”
Trước con số tăng giá tour tới hơn 10% của Công ty Thế hệ trẻ, ông Dũng giải thích: “Tôi nghĩ đây là mức tăng chấp nhận được. Là bởi chúng tôi có quan hệ tốt với bên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nên bình thường vẫn được ‘bỏ mối’ với giá rẻ hơn so với các đơn vị khác nên dù giá cả tăng nhưng giá tour của chúng tôi vẫn giữ được mức khá ổn so với thị trường chung.”
Đại diện công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist và Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng (Vitour) cũng cam kết không tăng giá tour, thậm chí còn giảm giá ở gói các tour hàng ngày.
“Nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách, mùa Hè năm nay, Saigontourist cam kết giữ ổn định giá tour, lịch khởi hành đa dạng, tặng toàn bộ phí bảo hiểm, mở rộng chùm tour tiết kiệm và khuyến mãi đặc sắc…,” bà Đoàn Thị Tranh Trà, đại diện Saigontourist khẳng định.
Theo đó, các tour nước ngoài khuyến mãi của Saigontourist được quan tâm nhiều như: Sydney-Canberra-Melbourne 7 ngày với giá trọn gói chỉ 53.000.000đ/khách (tiết kiệm hơn 8.000.000đ); tour Hồng Kông-Thẩm Quyến-Quảng Châu 6 ngày, giá chỉ 12.969.000đ/khách (tiết kiệm hơn 7 triệu đồng).
Bà Thanh Trà cũng dự kiến lượng khách du lịch hè 2011 của công ty sẽ tăng trưởng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn với Vietravel, trưởng phòng truyền thông ông Nguyễn Minh Mẫn cũng chia sẻ quan điểm: “Nhìn chung với những biến động về giá như hiện nay, hầu hết các dịch vụ đều có sự điều chỉnh, tuy nhiên để đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách Vietravel chỉ điều chỉnh mức giá tăng ở khoảng 5%.”
Đối với các tour nước ngoài của Vietravel, điểm đến “hot” nhất chính là chùm tour Campuchia bay cùng hãng hàng không Cambodia Angkor Air với mức giá chỉ từ 5.190.000 đồng/khách.
Như vậy, đối phó với tình hình kinh tế khó khăn chung, các chùm tour tiết kiệm, khuyến mãi, dịch vụ free& easy đang được không chỉ nhiều du khách lựa chọn mà doanh nghiệp cũng quan tâm đầu tư.
Du lịch biển, đảo giữ thế mạnh
Khảo sát các tour hè đã đăng ký cho thấy, biển vẫn đang là lựa chọn số một của đa số khách hàng khi tìm đến với các công ty lữ hành, sau đó là tới các tour nước ngoài. Đây cũng là một thuận lợi cho năm du lịch quốc gia 2011 với chủ đề biển đảo do Tổng cục Du lịch Việt Nam khởi xướng.
Bà Đoàn Thị Tranh Trà cho biết: “Với hơn 300 tour du lịch hè trong và ngoài nước với các loại hình đa dạng, đến nay đã có khoảng gần 10.000 du khách đặt tour cho dịp hè. Các tour nghỉ dưỡng tại các thiên đường biển trong nước tiếp tục được ưa chuộng như: Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Yên, Quảng Bình, Phú Quốc, Côn Đảo, Phan Thiết.”
Còn du khách đến với Công ty Du lịch Việt (Vietravel) lại có sự lựa chọn điểm biển ở cả ba miền đất nước. Hàng loạt các điểm đến có biển đều đang được du khách quan tâm đặc biệt, trong đó, ở khu vực phía Bắc, khách chọn các tour đến Hạ Long, Tuần Châu, Cát Bà.
"Những điểm đến miền Trung được ưa thích vẫn là Tuy Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết hay Phú Quốc, Côn Đảo ở khu vực phía Nam,” ông Minh Mẫn cho hay.
Lý do những năm gần đây du khách ưa chọn biển khu vực phía nam nhiều hơn không chỉ bởi nước biển trong xanh, bãi sạch đẹp, môi trường sinh thái bền vững… mà theo ông Trần Thế Dũng, còn là vì đến đó "khách ít lo bị 'chặt chém."
“Những điểm biển ở khu vực phía Nam có giá dịch vụ ổn định hơn so với một số biển ở phía Bắc”, ông Dũng nói.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Năm 2004, chỉ ít tháng sau khi được Bộ Quốc phòng bàn giao một phần diện tích bắc bán đảo Cam Ranh để phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phân chia hơn 2,15 triệu mét vuông đất ven biển ở khu vực Bãi Dài cho khoảng 30 nhà đầu tư.
Có thế mạnh của tài nguyên nhân văn và tự nhiên với hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận cùng Lăng Cô, một vịnh biển nằm trong Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới, Thừa Thiên - Huế hội tụ điều kiện để trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn, động lực thúc đẩy phát triển của du lịch bắc miền trung.
Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UN WTO) Taleb Rifai khẳng định bất chấp một số thách thức sau khủng hoảng, du lịch quốc tế tiếp tục củng cố đà tăng mạnh của năm 2010 ở đều khắp các khu vực trên toàn cầu trong những tháng đầu năm nay.
Hiệp hội Du lịch Mỹ ngày 13/5 đã kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ các quy định ngặt nghèo về thị thực đối với du khách quốc tế, cho rằng các quy định này đã "đuổi" một lượng lớn khách du lịch tới Mỹ và làm giảm đáng kể lợi nhuận của ngành công nghiệp không khói này.
Trong bối cảnh ngành công nghiệp casino tại Las Vegas, Mỹ phải vật lộn với khó khăn, thì "thiên đường cờ bạc" Macau (Trung Quốc) lại đang chứng kiến giai đoạn phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.
Với mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành địa bàn trọng điểm du lịch quốc gia vào năm 2015, trong chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015, tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển mạnh du lịch biển với sản phẩm chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng.
Với mong muốn phát triển bền vững nguồn tài nguyên du lịch biển, nhóm kỹ sư trẻ của Liên hiệp Khoa học du lịch phát triển bền vững (STDe, Đại học Xây dựng) đã có ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn từ tài nguyên của biển: cát và muối.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Festival Biển 2011 với chủ đề “Nha Trang biển hẹn” sẽ có nhiều hoạt động hướng về Trường Sa, bao gồm triển lãm ảnh về Trường Sa, ghép bản đồ Trường Sa bằng hạt càphê, hội thảo về Trường Sa, hát về Trường Sa trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật...
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”