Biển tiếp tục là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30/4 (Ảnh: Searcher Vn)
Các đơn vị lữ hành lớn trên cả nước như Saigontourist, Vietravel, Vitour… cho biết dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 với tour nội, các điểm đến có biển như Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc… tiếp tục dẫn đầu danh sách lựa chọn của khách hàng.
Còn tour ngoại đi đường gần như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar… hay xa hơn một chút như Nhật Bản, Hàn Quốc có lượng khách tăng do các tuyến này đều đang có chương trình giảm giá tốt hơn nhiều so với dịp 30/4 năm ngoái hay những dịp lễ gần đây.
Tour nội giảm giá sâu
Qua công ty Vietravel, hiện nay đã có hơn chục công ty trên cả nước đăng ký tour du lịch trong nước cho nhân viên ở các điểm Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Phú Quốc.
Đại diện Vietravel bà Dương Mai Lan cho biết, dự kiến tour 30/4 năm nay số lượng khách sẽ tăng mạnh khi Vietravel vừa tung ra chương trình kích cầu do kết hợp với các đối tác nên đã giảm giá tour cực sâu nhiều tour hot.
Theo đó, tuyến miền Bắc có mức giảm cực sâu đến 2 triệu đồng, tuyến miền Trung giảm từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng, Bên cạnh đó, các tuyến biển hot nhất hiện nay bao như Phú Quốc, Nha Trang-Vinpearl Land cũng giảm đến 500 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, Vitour cũng đang khai thác thêm hành trình tour Thiên đường miền Trung chuyên nghỉ biển và sinh thái như Bà Nà, Bạch Mã, đi đảo Cù Lao Chàm… nhắm đến đối tượng khách không cần dịch chuyển nhiều, chủ yếu là khách nghỉ dưỡng cao cấp ở các resort lớn.
Phó tổng Giám đốc Vitour Cao Trí Dũng đánh giá, hành trình tour này đang nhận được sự quan tâm lớn của du khách và đã có rất đông khách đăng ký tham gia.
Trao đổi vấn đề “loạn” giá vừa xảy ra với những khách muốn thuê phòng nghỉ xem bắn pháo hoa quốc tế đêm 30/4 bên sông Hàn, ông Dũng cho biết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cũng đã có chính sách bình ổn giá bằng cách gửi công văn tới tất cả các khách sạn trên địa bàn thành phố, yêu cầu các doanh nghiệp không tăng giá phòng quá 30% so với giá niêm yết, khách sạn nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
Song thực tế, vẫn có những việc không thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản như ông Dũng nói. Đó là trường hợp một số công ty lữ hành đầu cơ, họ mua phòng trước sau đó bán lại với giá cao cho khách (kể cả chấp nhận rủi ro) thì rõ ràng cả phía khách sạn lẫn cơ quan quản lý nhà nước cũng khó lòng kiểm soát.
Do đó, việc lữ hành “ôm” phòng để bán cho khách cũng khó điều chỉnh. Tuy nhiên, cấp quản lý của Đà nẵng cũng hạn chế tiêu cực trong vấn đề này bằng cách yêu cầu khách sạn không bán lượng phòng quá nhiều cho các công ty lữ hành.
Mỗi lữ hành lớn cũng chỉ được ưu tiên mua một lượng phòng nhất định, để tránh tình trạng đầu cơ và nhằm giữ một lượng phòng lại cho khách lẻ. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp bình ổn giá ở thành phố biển này.
Tour ngoại đắt khách
Nhiều công ty lữ hành nhận định, khách du lịch tỏ ra kém “mặn” với đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương mà hầu hết đổ dồn vào 30/4 vì dịp này có thời gian nghỉ kéo dài hơn.
Đặc biệt, đại diện Saigontourist bà Đoàn Thị Thanh Trà cho biết, lượng khách có xu hướng tăng hơn ở những tour nước ngoài vì đơn vị này có đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi có mức giá tốt với hơn 50 tour nước ngoài từ siêu tiết kiệm, tiết kiệm đến cao cấp phục vụ du khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Vì thế những tuyến đi đường gần như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar… hay xa hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có lượng khách tăng.
“Tuyến đường xa như tour đi Australia, Newzealand, châu Âu của chúng tôi cũng đầy hết khách và không còn chỗ để bán. Tính về số lượng khách thì tuyến này không bằng tuyến đường gần nhưng xét về mặt tăng trưởng và hiệu quả bán thì lại tăng tốt,” bà Trà nói.
Bà Trà cũng đưa ra dự kiến đợt nghỉ lễ này Saigontourist sẽ đón và phục vụ khoảng 15.000-16.000 khách.
Còn với đối tượng khách nước ngoài vào Việt Nam, ông Cao Trí Dũng đánh giá, du lịch miền Trung nói chung và đặc biệt là khu vực Thừa Thiên Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam nói riêng đang được các thị trường khách mới là Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả Đài Loan, Hongkong và thị trường khách Đông Nam Á rất quan tâm.
Do thời gian qua xuất hiện nhiều đường bay trực tiếp tới sân bay mới Đà Nẵng, tuyến tàu biển quốc tế cập cảng Chân Mây-Đà Nẵng cũng được khai thác tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện… là những yếu tố góp phần thu hút khách đến ngày càng đông.
Đây cũng là những tín hiệu cho thấy thị trường du lịch Việt sẽ có một năm nhiều khởi sắc. Chất lượng du khách tăng khi ngày càng đông người Việt có điều kiện đi du lịch và mua sắm ở nước ngoài, cũng như ngày càng đông du khách nước ngoài chọn Việt Nam là điểm dừng chân.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Trong tháng Ba, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, với lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đa số các thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2011. Trong số đó, tăng nhiều nhất là thị trường khách Nga với 45,4%, tiếp đến là Hàn Quốc tăng 43,3%, Đài Loan tăng 33,7%. Riêng thị trường khách Australia giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với 3 mặt giáp biển, khí hậu điều hòa ấm áp quanh năm, BR - VT được thiên nhiên ban tặng lợi thế đặc biệt để trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng khách nội địa bình dân với mức chi tiêu thấp đến BR - VT không ngừng tăng còn số du khách quốc tế đến đây chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Việt Nam có điều kiện tự nhiên đủ để đón cả tàu du lịch lớn lẫn du thuyền nhưng để phát triển mảng du lịch này phải giải quyết tổng thể các vấn đề về cơ sở hạ tầng cảng biển, công tác quản lý cảng, quản lý mặt đất, đại lý du lịch, phát triển các điểm du lịch ở khu vực lân cận cảng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định 16/2012/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, có hiệu lực từ 30/4 tới. Theo đó, mức phạt tiền cao nhất với vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch lên tới 40 triệu đồng.
Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Vitour đang được đánh giá là thương hiệu dẫn đầu về loại hình du lịch kết hợp team-building (thực hiện các trò chơi mang tính đồng đội cao) ở khu vực miền Trung.
Nhật Bản là một cường quốc kinh tế và là quốc gia hiếm hoi khuyến khích công dân đi du lịch nước ngoài. Để đón được khách Nhật, nhiều DN du lịch Việt Nam chấp nhận kinh doanh bằng giá đắt.
Trước tình trạng "chặt chém", lừa đảo du khách diễn ra khá phổ biến hiện nay, hầu hết các ý kiến đều cho rằng cần nâng cao nhận thức của người làm du lịch, đặc biệt là sự vào cuộc quyết liệt của địa phương có danh lam, thắng cảnh nổi tiếng.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”