Du khách nước ngoài chụp ảnh đồng bảo dân tộc. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Năm 2011, du lịch Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ nối vòng tay lớn với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu với các chủ đề hấp dẫn “Cội nguồn đất Tổ” (Phú Thọ), “Đất ngọc Lục Yên” (Yên Bái), “Cội nguồn Tây Bắc,” “Sắc màu vùng cao” và " Lễ hội chân mây" Sa Pa... tạo thành vòng cung khép kín.
Du lịch qua miền Tây Bắc, du khách được tìm hiểu phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống, thưởng thức những món đặc sản dân tộc độc đáo, khám phá hang động tại vùng cao Tây Bắc.
Là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi liên kết du lịch vòng cung Tây Bắc, Lào Cai nói chung và Sa Pa nói riêng đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, dịch vụ chất lượng và các hoạt động phong phú đón khách.
Từ nay đến cuối năm Lào Cai tổ chức "Giải leo núi Fansipan năm 2011" vào cuối tháng 10 và "Hội chợ quốc tế biên giới Việt-Trung" vào cuối tháng 11/2011.
Đón những cơ hội vàng
Với một tỉnh vùng cao biên giới, nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như Lào Cai thì chuyện làm kinh tế từ du lịch tưởng như xa vời, nhưng sau 20 năm tái lập tỉnh (1991) đến nay, người dân Lào Cai đã khai thác nhiều cách làm giàu từ "ngành công nghiệp không khói" này.
Nằm bên khu phố sầm uất và sôi động trên đường Nguyễn Huệ, giáp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Công ty cổ phần Du lịch quốc tế Lào Cai vừa kết thúc đợt đón khách du lịch dịp 1/10, nay lại khẩn trương chuẩn bị đón khách dự lễ hội leo núi Fansipan và tham quan hội chợ thương mại quốc tế Việt-Trung 2011.
Anh Hoàng Văn Tuyên, Giám đốc công ty cho biết đây là những sự kiện mà người làm du lịch như chúng tôi phải nắm bắt thời cơ, coi như cơ hội vàng để thực hiện mục tiêu đón khoảng 4.000 khách trong dịp này, nâng tổng số khách của công ty lên khoảng 50.000 người trong năm.
Còn ông Đào Đức Phong, Giám đốc công ty Green Sa Pa tour - một trong những doanh nghiệp khai thác hiệu quả loại hình du lịch cộng đồng ở Sa Pa cũng đang chuẩn bị những phần việc quan trọng để đón khách trong và ngoài tỉnh, cũng như khách quốc tế tham dự lễ hội từ nay đến cuối năm. Ông Phong dự kiến, dịp lễ hội leo núi tới đây công ty anh dự kiến sẽ đón lượng khách không dưới 2.000 người.
Theo ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Lào Cai cho biết ngoài hai công ty trên, hiện Lào Cai và Sa Pa cũng đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã và đang tích cực chuẩn bị làm tốt công việc đón khách những tháng cuối năm, đồng thời chuẩn bị cơ sở vật chất cho tour du lịch dài hơi tuyến Tây Bắc được hình thành và phát triển trong thời gian sắp tới.
Nhờ những cố gắng của toàn ngành mà chín tháng của năm 2011, Lào Cai đón gần 796.000 lượt du khách, bằng 89,5% kế hoạch cả năm và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó có hơn 348.000 lượt khách quốc tế.
Doanh thu từ du lịch chín tháng đạt 1.100 tỷ đồng, vượt 22% so với kế hoạch năm và tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2010. Là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh, riêng Sa Pa đã đón trên 388.000 lượt khách, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách nội địa đạt trên 308.000 lượt.
Để phấn đấu đón 890.000 lượt khách du lịch trong năm 2011, những tháng còn lại trong năm, Lào Cai sẽ tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua tổ chức các sự kiện mang tính thương hiệu của Lào Cai, phát huy vai trò trưởng nhóm trong thực hiện thỏa thuận hợp tác liên vùng tám tỉnh Tây Bắc mở rộng, đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) trong phát triển kinh tế du lịch dọc hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng...
Tự hoàn thiện để trở thành điểm đến hấp dẫn
Mặc dù ngành du lịch Lào Cai đạt được nhiều thành công trong thời gian qua, nhưng thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều thách thức, trở ngại cho du lịch phát triển, như hệ thống giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch trong tỉnh còn khó khăn; vận tải hành khách bằng đường sắt không đáp ứng được nhu cầu du khách vào các dịp cao điểm; thiếu nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chuyên ngành chất lượng cao phục vụ du khách...
Ngoài sự cố gắng của các công ty lữ hành, các tổ chức cá nhân làm du lịch thì chính quyền các cấp ở tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa cũng đã có những cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch địa phương. Đó là, tiếp tục phối hợp với vùng Aquitane (Cộng hòa Pháp) thực hiện quy hoạch mở rộng khu du lịch Sa Pa, đồng thời quy hoạch Bắc Hà, tập trung vào ba vùng du lịch trọng điểm, gồm thành phố Lào Cai-Sa Pa-Bát Xát; Bắc Hà-Si Ma Cai-Mường Khương và vùng 3 Bảo Thắng-Bảo Yên-Văn Bàn... tạo thể chân kiềng vững chắc. Tại các vùng này đã và đang đầu tư đường giao thông vào các tuyến điểm du lịch, nhất là những điểm đã được xếp hạng.
Lào Cai thuận lợi là có đầy đủ các tuyến giao thông đường sắt, bộ và thủy. Lào Cai cũng đang xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đồng thời thường xuyên hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy nguồn khách du lịch giữa hai bên.
Hiện Lào Cai đang phối hợp với các trường du lịch trong và ngoài nước đào tạo theo nhu cầu của xã hội cho các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, cộng đồng các nghiệp vụ về khách sạn, lữ hành, hướng dẫn viên, phục vụ lưu trú tại gia và du lịch cộng đồng. Đồng thời, tỉnh tăng cường xúc tiến du lịch, đẩy mạnh tổ chức các sự kiện du lịch trong chương trình du lịch cội nguồn, các hội chợ du lịch quốc tế lớn trong và ngoài nước, hướng hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá, cung cấp thông tin cho khách một cách chuyên nghiệp.
Thực hiện chương trình quảng bá liên kết các điểm đến Sa Pa-Điện Biên-Mai Châu; quảng bá vùng Tây Bắc mở rộng tại Côn Minh và Luang Prabang (Lào); xúc tiến phát triển các tuyến du lịch liên vùng Tây Bắc mở rộng; xúc tiến phát triển liên kết tuyến Luang Prabang với các tỉnh Tây Bắc, Lào Cai, Côn Minh.
Lào Cai đang đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế phát triển du lịch; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm du lịch các tỉnh Tây Bắc giao lưu, hợp tác khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Đồng thời, Lào Cai xây dựng môi trường du lịch thân thiện, hấp dẫn du khách gắn với bảo vệ môi trường tài nguyên du lịch; khôi phục lễ hội truyền thống, văn nghệ dân tộc, tạo chương trình du lịch hấp dẫn với mục tiêu bảo vệ, phát huy văn hóa dân tộc, hạn chế ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai.
Xác định mục tiêu đến năm 2015
Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Lào Cai cho biết cùng với quan điểm phát triển du lịch bền vững, mục tiêu cụ thể phát triển du lịch Lào Cai đến năm 2015 là đón 1,5 triệu lượt khách; doanh thu du lịch xã hội đạt trên 1.500 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động.
Hướng chiến lược phát triển du lịch của Lào Cai là giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo đảm môi trường sinh thái để tập trung khai thác du lịch văn hóa, sinh thái và cộng đồng, tạo ra nhiều vùng, tuyến, điểm du lịch trọng điểm hấp dẫn khách.
Hình thành từng bước các tuyến, điểm du lịch quốc tế nhằm thu hút được nhiều khách từ thị trường Tây Nam (Trung Quốc), đặc biệt là các tuyến du lịch Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Bên cạnh đó, tập trung nguồn vốn đầu tư từ chương trình hành động quốc gia về du lịch và của tỉnh để xây dựng các khu du lịch trọng điểm Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai và một số huyện khác; phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng vật chất kỹ thuật hiện đại, giữ được cảnh quan môi trường, bản sắc văn hóa dân tộc, từng bước đưa Lào Cai trở thành một trung tâm thương mại-du lịch ở khu vực Tây Bắc.
Đã 20 năm từ khi tái lập tỉnh đến nay, du lịch Lào Cai đã có những bước phát triển mang tính “đột phá,” đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả kinh tế-xã hội ngày càng lớn và toàn diện.
Năm 1992, Lào Cai mới chỉ đón được 8.000 lượt khách, doanh thu đạt 1,3 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 đã có trên 700.000 lượt khách, doanh thu du lịch đạt 513 tỷ đồng (tăng gấp 395 lần so với năm 1992).
Giai đoạn 2001-2010, lượng khách đạt 5,307 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách đạt 11,3%. Số lao động làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở lưu trú lên tới trên 1.500 người.
Hiện toàn tỉnh có trên 335 cơ sở lưu trú với trên dưới 4.000 phòng. Trong đó có 20 cơ sở đạt chất lượng từ 1-4 sao với trên 600 phòng. Toàn tỉnh đã có hàng chục doanh nghiệp, chi nhánh kinh doanh lữ hành quốc tế. Hệ thống nhà hàng đặc sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận chuyển du lịch như tàu, taxi, ôtô... ngày càng phong phú và có chất lượng cao.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Ngày 17/10/2011, tại Nhà hát lớn, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và Tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ tổ chức Lễ vinh danh và trao tặng “Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2010” - Viet Nam Tourism Awards 2010 (VITA 2010).
Khoảng 100 đại diện các hãng lữ hành Việt Nam và quốc tế đã tham dự Hội thảo “Bốn quốc gia - Một điểm đến,” tổ chức ngày 7/10, tại Osaka, Nhật Bản, nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar trong lĩnh vực du lịch và hàng không và quảng bá hình ảnh của bốn quốc gia này tại thị trường này.
Ngày 9/10, Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết các điểm du lịch thuộc Di sản Thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng đã mở cửa trở lại đón khách đến tham quan sau hơn 10 ngày tạm nghỉ do ảnh hưởng của cơn bão số 4, 5 và 6 vừa qua.
Những tháng cuối năm không còn kỳ nghỉ lễ dài ngày nên nhiều công ty lữ hành đang tập trung khai thác các tour nghỉ dưỡng thu-đông cuối tuần và các tour ngắn ngày.
Trong khi du khách Việt Nam tỏ ra không mấy mặn mà với các tour đi Trung Quốc thì khách du lịch của nước bạn vẫn “quyến luyến” với các danh thắng của Việt Nam.
Tại Hội thảo về chiến lược đầu tư khách sạn do Công ty CBRE Việt Nam tổ chức ngày 27/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Robert McIntosh, Giám đốc Điều hành CBRE Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, tiềm năng đầu tư cho khách sạn tại Việt Nam là khá cao, đặc biệt dành cho các nhà đầu tư tìm kiếm sự tăng trưởng dài hạn.
Ngày 27/9, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), ông Bernaro, Chủ tịch Tổ chức NewopenWorld đã trao giấy chứng nhận Vịnh Hạ Long lọt vào vòng chung kết cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới do tổ chức này khởi xướng.
Việc 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar liên kết phát triển du lịch để thành 1 điểm đến sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để gặt hái được hiệu quả như mong muốn thì còn nhiều việc cần làm.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”