Vịnh Hạ Long, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
Việc 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar liên kết phát triển du lịch để thành 1 điểm đến sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để gặt hái được hiệu quả như mong muốn thì còn nhiều việc cần làm.
Cơ hội đầu tư mới
Trong khuôn khổ hội chợ du lịch quốc tế Tp.HCM lần 7 (ITE HCMC 2011), và hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch quốc tế “4 quốc gia - 1 điểm đến”, các chuyên gia nhận định, sắp tới Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar sẽ có làn sóng đầu tư vào các dự án hạ tầng, khách sạn, khu nghĩ dưỡng, khu vui chơi giải trí… Thông qua liên kết cùng phát triển du lịch của 4 nước tạo thành điểm đến chung cho du khách là điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư quốc tế quan tâm nhiều hơn.
Niềm tin này dựa trên sự tương đồng về văn hóa của 4 quốc gia cùng rất nhiều những thắng cảnh đẹp, di sản văn hóa. Cho nên kết hợp được để tạo thành 1 tour đi xuyên suốt các điểm giữa 4 nước sẽ rất hấp dẫn du khách.
Thống kê của Tổng cục Du lịch Lào cho thấy, hiện nước này đang có trên 1.028 điểm du lịch đang chờ đầu tư để phát triển hạ tầng và dịch vụ. Lào cho phép doanh nghiệp nước ngoài sở hữu 100% trong lĩnh vực khách sạn và nhà hàng, còn tối thiểu 30% và tối đa 70% cổ phẩn trong các dự án lập doanh nghiệp du lịch lữ hành. Du lịch là ngành đóng góp ngoại tệ thứ 2 sau khai khoáng mỏ tại Lào. Tốc độ tăng trưởng du lịch của Lào trong 20 năm qua là 29%/năm.
Còn ở Myanmar, yêu cầu vốn tối thiểu 300.000 USD đối với ngành dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài có thể liên doanh với 1 đơn vị tại nước này với mức góp vốn tối thiểu 35%. Hiện Myanmar đang có 36 dự án đầu tư khách sạn với tổng cộng 6.560 phòng, trong đó 31 dự án đã hoàn thành.
Như thông tin dự báo của tổ chức du lịch thế giới, dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng chuyển dần sang các nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Trong năm 2010, khu vực này đã vượt cả châu Mỹ và là khu vực thứ 2 trên thế giới sau châu Âu về lượng khách du lịch đến, chiếm 22% thị phần, như dự báo đến 2020 thị phần sẽ tăng tiếp đạt 27%. Trong đó, riêng khu vực ASEAN hiện đang chiếm 36% lượng khách và 38% thu nhập của toàn ngành trong khu vực. Như thống kê và khảo sát của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, cứ 10 khách quốc tế đến Việt Nam là có 4 khách chọn hướng đi kết hợp tham quan nhiều điểm đến, trong đó 3 khách chọn Lào, Campuchia hay Myanmar. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng.
Cần nỗ lực thật sự
Đây không phải là lần đầu các nước trong khu vực ngồi lại với nhau bàn chuyện chung tay phát triển du lịch. Những năm qua, 3 nước Việt Nam, Lào, và Campuchia cũng đã từng nêu ý tưởng liên kết. Cũng đã có dự án “phát triển bền vững du lịch tiểu vùng sông Mê Kông” do Ngân hàng ADB hỗ trợ cho Việt Nam, Lào, Campuchia triển khai, nhằm thực hiện các hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, hỗ trợ người nghèo và hợp tác tiểu vùng về du lịch. Ở giai đoạn 1 từ 2003-2009, Tiền Giang và An Giang là địa phương của Việt Nam được chọn tham gia vào dự án. Tuy nhiên, kết quả cũng chưa nhiều.
Đối với mối liên kết 4 nhà, nhiều doanh nghiệp cho biết cũng đã có sự chuẩn bị. Ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc Saigontourist cho biết, công ty đã có sự chuẩn bị để khai thác “4 quốc gia - 1 điểm đến” bằng chương trình khảo sát tour xuyên Đông Dương và Myanmar; phát hành ấn phẩm về thông tin du lịch của 4 nước này.
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cũng xác định vai trò của 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar rất quan trọng trong phát triển du lịch. Hiện tại, hãng hàng không này đã tăng tầng suất của 4 đường bay đến 3 điểm gồm Siem Reap, Phnom Penh (Campuchia), Vientiane (Lào) từ 59 chuyến/tuần lên 106 chuyến/tuần.
Ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải, Trưởng ban Tiếp thị và Sản phẩm Vietnam Airlines cho rằng, để mối hợp tác của 4 nước thành công cần sự đồng bộ từ chính sách, có cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành và doanh nghiệp. Như vậy mới có thể có 1 môi trường hợp tác đầu tư thuận lợi. 4 nước cần có 1 chương trình phát động điểm đến chung cụ thể trong xây dựng hình ảnh “cụm quốc gia điểm đến”; có chính sách thu hút đầu tư, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng du lịch, hàng không, và hạ tầng hỗ trợ để giảm chi phí hoạt động. Đồng thời tiến tới giải pháp “1 visa đi 4 nước” theo mô hình của các nước châu Âu trong cộng đồng Schengen áp dụng. Rồi xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch trọn gói để đạt được sản phẩm du lịch có chất lượng.
Để thúc đẩy mối liên kết giữa các nước trong phát triển du lịch, ông Vương Đình Lam, Giám đốc phụ trách Hàng hải - Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư nước ngoài (CFIS Vietnam) cho rằng cần sự đầu tư về cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi. Hiện lượng khách du lịch đến các địa phương bằng đường thủy ngày càng tăng, song tàu khách du lịch đang phải cập cảng nhờ các tàu hàng, vì các tỉnh thành chưa có bến tàu du lịch riêng. Trong khi Việt Nam chưa có văn bản nào liên quan đến phát triển cảng biển đểp phục vụ du lịch.
Bản quy hoạch cảng biển đến 2020 và định hướng 2030 cũng chưa nêu rõ quy mô, tổng mức đầu tư và chi tiết các cảng tàu khách du lịch. Các cảng tàu khách hiện tại đều do doanh nghiệp đầu tư, do là nhà nước chưa có chủ trương đầu tư cảng tàu khách bằng vốn ngân sách. Việt Nam chưa có tuyến hàng hải trên biển nối giữa các vùng miền và liên kết các nước trong khu vực, chưa có đội tàu khách chở hàng khách đến các nước trong khu vực. Ngay trong quy hoạch cảng tàu biển và quy hoạch phát triển du lịch cũng không đề cập đến tầm quan trọng của tuyến tàu khách.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Ngày 29/9, thành phố Hà Nội vinh dự nhận danh hiệu là điểm đến du lịch, nghỉ ngơi tốt thứ 6 trong 10 điểm đến tốt nhất châu Á do Tạp chí online Smart Travel Asia tại Hong Kong bình chọn và trao tặng.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, mấy năm gần đây, năm nào du lịch Việt Nam cũng tăng trưởng hai con số. Đó là điều đáng mừng nhưng chúng ta vẫn có thể tăng trưởng cao hơn nếu như không có những cản trở nội tại.
Lần đầu tiên 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN (CLMV) cùng bàn về việc hợp tác trở thành một điểm đến chung. Đây cũng là lúc để mổ xẻ những hạn chế của ngành du lịch nhằm tìm ra giải pháp khai thác hiệu quả các cơ hội phát triển mới.
Năm ngoái, tổng kinh phí mà ngành du lịch được phân bổ để quảng bá xúc tiến du lịch là 71 tỉ đồng, nhưng theo các doanh nghiệp lữ hành, hiệu quả mang lại thấp.
Công ty du lịch Vietravel vừa tung ra tour du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) mà không cần phải làm visa. Tour mới này sẽ bắt đầu khởi hành từ ngày 14-10-2011 đến ngày 13-1-2012.
Công ty cổ phần Hòn Tằm Biển đã ký hợp tác Tập đoàn trao đổi kỳ nghỉ quốc tế RCI (Mỹ) để đưa khu nghỉ dưỡng Hòn Tằm Resort & Spa vào hệ thống trao đổi kỳ nghỉ của tập đoàn này.
Tờ Phnom Penh Post của Campuchia cho biết, 7 tháng đầu năm nay, số lượng người Campuchia đi du lịch ở nước ngoài tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Việt Nam và Thái Lan là hai địa điểm được yêu thích nhất.
Để đáp ứng nhu cầu vui chơi của công chúng thủ đô nhân dịp Tết trung thu, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) phối hợp với kênh truyền hình thiếu nhi VTC 11 - KidsTV tổ chức chương trình Trung thu 2011 ”Sắc màu biển cả” trong ba ngày, từ ngày 10 - 12/9 (13-15/8 âm lịch).
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”