Theo kết quả khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2011 mà Công ty Kiểm toán và Tư vấn Grant Thornton Việt Nam vừa công bố ngày 8/6, giá thuê trung bình và công suất sử dụng phòng của những khách sạn cao cấp ở Việt Nam đều tăng trong năm 2010.
Công ty Grant Thornton cho biết, ngành dịch vụ khách sạn Việt Nam năm 2010 đạt kết quả tốt hơn bất cứ thời điểm nào trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số lượng khách quốc tế tăng 34,8% đã dẫn đến sự tăng giá thuê phòng trung bình lên 83,3 USD/đêm.
Các số liệu cho thấy, nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao có sự gia tăng về công suất sử dụng phòng lần lượt là 5,3% và 5,0%, tuy nhiên công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1,6%.
Điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu của khách sạn sang hướng các khách sạn có chất lượng cao hơn, du khách ngày nay chọn loại hình khách sạn theo tiện nghi và dịch vụ hơn là chỉ quan tâm đến giá cả.
Khảo sát cũng cho thấy một sự gia tăng đáng kể trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ tất cả các thị trường, với 34,8% (trên 5 triệu lượt khách) trong năm 2010.
Hơn nữa, tỷ lệ phần trăm số khách nội địa lưu trú tại các khách sạn cũng tiếp tục gia tăng (3,6%), phản ánh số lượng ngày càng nhiều khách du lịch địa phương đi nghỉ gần nhà và ở các khách sạn cao cấp.
Ông Ken Atkinson, Giám đốc điều hành của Grant Thornton Việt Nam tin rằng năm 2011 sẽ tiếp tục xu hướng tích cực của năm 2010 với sự tăng trưởng và phát triển hơn về giá phòng và công suất sử dụng phòng.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Tối 11/6, tại Quảng trường 2/4, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Festival Biển năm 2011 với chủ đề “Nha Trang-Biển hẹn” đã chính thức khai mạc.
Nhà cung cấp dịch vụ khách sạn toàn cầu Hotels.com trung tuần tháng 5 này đã đưa vào sử dụng trang web tiếng Việt nhằm cung cấp dịch vụ khách sạn, đặt phòng trực tuyến đến khách hàng ở Việt Nam.
Những năm gần đây, người dân bắt đầu có thói quen đi du lịch nghỉ dưỡng nhiều hơn. Đặc biệt, hè là thời gian lý tưởng cho các gia đình lên kế hoạch đưa con em, người thân đi xa nghỉ ngơi, giải trí.
Ở Việt Nam, thời điểm hè được coi là mùa làm ăn lớn và giàu tiềm năng đối với các công ty lữ hành. Thế nhưng, hè 2011 này, trước những biến động khó khăn về kinh tế, các đơn vị kinh doanh du lịch đang phải đau đầu đối phó với tình trạng giá cả leo thang, làm sao vừa giữ giá tour ổn định mà vẫn đảm bảo được chất lượng dịch vụ cho du khách.
Năm 2004, chỉ ít tháng sau khi được Bộ Quốc phòng bàn giao một phần diện tích bắc bán đảo Cam Ranh để phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phân chia hơn 2,15 triệu mét vuông đất ven biển ở khu vực Bãi Dài cho khoảng 30 nhà đầu tư.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”