Múa khèn của người H'Mông ở Lào Cai (Ảnh: ChiLê/Vietnam+)
Những năm gần đây, trong môi trường cạnh tranh du lịch toàn cầu, điểm đến nào mang lại sự trải nghiệm mới lạ và đa dạng chắc chắn sẽ được du khách thích thú quan tâm.
Cũng nhìn nhận đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu nếu Việt Nam muốn trở thành điểm đến hấp dẫn trên thị trường quốc tế, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng: “Sự khác biệt từ sản phẩm du lịch của điểm đến tạo nên giá trị quan trọng trong việc lôi cuốn và thu hút khách du lịch.”
“Bởi, du khách luôn muốn được tìm hiểu những sản phẩm mới lạ và khác biệt so với những thứ đã quá quen thuộc ở quê hương hay những điểm đến đã trải nghiệm. Do đó, nơi nào có nhiều sản phẩm khác lạ, nơi đó sẽ thành công trên thị trường,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Lối đi cho sản phẩm du lịch Việt
Do giá trị văn hóa, lịch sử là yếu tố có tính chất đặc thù và khác biệt có khả năng khai thác bền vững, cũng như có khả năng tạo hình ảnh tốt cho điểm đến nên thực tế, hai yếu tố đó luôn là điểm mạnh của sản phẩm du lịch Việt Nam và các ấn phẩm quảng bá cũng như các tour chào bán của doanh nghiệp lữ hành trong nước chủ yếu đang nhấn vào thế mạnh này.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận: “Từ thực tiễn phát triển du lịch thời gian qua cho thấy, hạn chế lớn nhất của sản phẩm du lịch Việt Nam là tính đơn điệu, thiếu đa dạng, chất lượng thấp, thiếu sự phát triển theo vùng hoặc theo sản phẩm đặc thù địa phương và ít được biết đến trên thị trường quốc tế.”
Nguyên nhân được đưa ra phân tích là do du lịch Việt Nam vẫn chưa có chiến lược đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch rõ ràng, còn lúng túng và chưa thực sự quan tâm tới phát triển sản phẩm du lịch cũng như chưa biết cách biến những lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Vì trên thị trường du lịch quốc tế, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch mới đóng vai trò quyết định trong cạnh tranh chứ không phải lợi thế so sánh.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm du lịch Việt Nam, hấp dẫn du khách? Ông Tuấn cho rằng: “Điều quan trọng là phải xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên nhu cầu và sở thích của du khách, có tính khác biệt nổi trội và hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao cũng như các sản phẩm được tiếp thị, xúc tiến chào bán như thế nào để chiếm được trái tim của khách du lịch tiềm năng.”
Cũng đồng quan điểm với ông Tuấn, Giám đốc khoa học chương trình Master chuyên ngành quản trị y tế của trường ESCP Europe (Paris) và là giảng viên mời của CFVG (Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh) Frédéric Jallat cho rằng: “Cần chắc chắn những tiêu chí, nhu cầu của khách hàng phải được nhấn mạnh trong chiến dịch quảng bá du lịch của các bạn.”
Bên cạnh đó, trong thời gian tới, ngành Du lịch cần tăng cường bảo vệ cảnh quan, môi trường tại các khu, điểm du lịch nhằm đưa Việt Nam thực sự trở thành điểm đến bền vững cả về kinh tế, xã hội, sinh thái, môi trường.
Đi tìm điểm đến hấp dẫn
Ngành du lịch không chỉ đứng một mình mà còn liên quan tới rất nhiều lĩnh vực phụ trợ khác như giao thông, lưu trú, hoạt động kinh doanh, giải trí, bảo hiểm... hay các mục đích khác gắn với du lịch từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù cho từng địa phương.
Địa phương nào xây dựng cho mình được sản phẩm khác biệt sẽ thắng trên thị trường cạnh tranh. “Ví dụ như Paris là thành phố chuyên để tổ chức hội thảo chuyên đề, hội thảo hội nghị của rất nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới,” ông Frédéric Jallat nói.
Đánh giá về sản phẩm du lịch ở Việt Nam, ông Jallat cũng đưa ra gợi ý: “Ngoài du lịch biển, du lịch văn hóa (đặc biệt phát triển ở ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ) và một số hình thức mới như du lịch sinh thái hay du lịch thể thao cũng đang trên đà phát triển ở Việt Nam. Một ví dụ minh chứng là mới đây Tạp chí du lịch Lonely Planet đã xếp thành phố Sapa của các bạn vào Top 10 điểm đi bộ hấp dẫn nhất trên thế giới.”
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Trung Lương cũng đồng tình với ý kiến của ông Jallat với quan điểm: “Vùng núi phía Bắc có nhiều điểm du lịch thú vị, hấp dẫn khách quốc tế là văn hóa bản địa, Sapa nổi lên nhờ đã khai thác được điểm này.”
Ngày nay, du lịch hoang sơ và thực sự có bản sắc, ít bị biến đổi từ cuộc sống xô bồ sẽ rất thu hút du khách. Nhưng kèm theo đó là vấn đề du lịch có trách nhiệm, trách nhiệm ở đây đứng về góc độ người quản lý, tức là cần biết khai thác đến mức độ nào, hỗ trợ cho những người chủ của tài nguyên đến đâu để cùng nhau giữ gìn. Cũng cần chuẩn bị tinh thần cho khách đến những điểm nhạy cảm ấy thế nào để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tài nguyên...
Tuy nhiên, ông Lương cũng bày tỏ quan ngại về kiểu làm ngày càng bị thương mại hóa như của Sapa sẽ dẫn đến một thảm họa không chỉ đối với du lịch mà còn đối với cả nền văn hóa bản địa. Đặc biệt là hình ảnh của những cô gái người dân tộc cũng hút thuốc, đánh bài hay cặp kè với du khách nước ngoài… đã tạo nên cái nhìn thiếu thiện cảm với khách du lịch.
Thực tế đó dẫn đến những méo mó cho văn hóa bản địa, là những thứ mà du khách muốn tìm đến để thụ hưởng.
“Do đó, nếu không có chiến lược du lịch cho từng vùng miền, cho từng sản phẩm gắn liền với việc bảo tồn, tôi nhấn mạnh việc bảo tồn thì chúng ta sẽ rất nhanh chóng thôi tự hủy hoại những giá trị quý giá đang có,” ông Lương nói.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2013 chỉ đạt 558.800 lượt người, giảm 9% so với tháng trước. Đây đã là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm.
Các chuyên gia của Dự án EU đưa ra con số 10 triệu USD cho kế hoạch quảng bá Du lịch Việt thời gian tới, thu hút nhiều tranh luận nhất của các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch tại hội nghị 30/5.
Trong 5 tháng đầu năm nay, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt khoảng 2,9 triệu lượt người, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2012, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
Tối 9/5, tại Vientiane, Bộ Thông tin -Văn hóa và Du lịch Lào đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu "Điểm đến du lịch tốt nhất thế giới năm 2013" do Ủy ban châu Âu về Du lịch và Thương mại trao tặng.
Sản phẩm du lịch biển "xanh" là những sản phẩm có hàm lượng cao các yếu tố, đặc biệt là dịch vụ thân thiện với môi trường, được phát triển với những nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ-Phú Yên 2011, Liên hoan Làng biển Việt Nam 2011 đã khai mạc vào tối 2/8, tại Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Những năm qua, du lịch Việt Nam đã bắt đầu được biết như một điểm đến xanh, hiền hòa, thân thiện. Nổi bật nhất là điều kiện tự nhiên phong phú với những bãi biển, dãy núi, hang động rồi lịch sử hào hùng, đa dạng văn hoá và tôn giáo của 54 dân tộc anh em...
Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam bắt đầu có những bước phát triển tiến bộ, có nhiều thay đổi không chỉ trong nhận thức của những người trực tiếp làm nghề mà còn ở tư duy và sự ủng hộ của những người có quyền quyết định chính sách, tài chính cho các hoạt động du lịch.
Cục xúc tiến du lịch Malaysia sẽ đẩy mạnh quảng bá du lịch sinh thái và mạo hiểm tại thị trường Việt Nam nhằm đa dạng các sản phẩm du lịch tại đất nước thường được khách du lịch Việt Nam xem là điểm đến cho các hoạt động tham quan và mua sắm.
Ngành du lịch cần 42,5 tỉ đô la Mỹ trong 10 năm, từ 2011- 2020, cho hạ tầng, dịch vụ để tăng lượng khách nội địa từ 28 triệu lượt của năm 2010 lên 47- 48 triệu lượt vào năm 2020 và khách quốc tế từ 5,05 triệu lên 10- 10,5 triệu lượt.
Theo thông lệ hàng năm, đầu mùa hè là thời điểm "nóng" nhất về các tour du lịch. Các gia đình dành thời gian đưa con đi nghỉ hè bằng những tour ngắn ngày, để sau đó cho các cháu tiếp tục học hè. Nhưng năm nay, các tour du lịch này khá ế.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Thiếu một đại diện chủ sở hữu tập trung, duy nhất, chuyên nghiệp thì các DNNN không chỉ lâm vào cảnh oái oăm “lắm cha con khó lấy chồng” mà còn tiếp tục phải đối mặt với thực trạng đã kéo dài và gần như mạn tính là “cha chung không ai khóc””.
“Quy định về doanh nghiệp nhà nước tại Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi (lần 4) là một bước lùi so với Dự thảo (lần 1). Bởi trước đó, Dự thảo Luật đã nêu rất rõ quan điểm cần phải có một cơ quan quản lý độc lập, tách bạch chức năng quản lý nhà nước ra khỏi công việc quản lý kinh doanh và không để cơ chế chủ quản như hiện nay.”