Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 nhân vật "cổ áo đen" quyền lực nhất Trung Quốc

Họ được coi là "những con rồng đỏ" kiểm soát phần lớn nền kinh tế Trung Quốc.
 
Họ được gọi là "tầng lớp cổ áo đen" bởi luôn xuất hiện trong một bộ vest đen, đi xe limousine màu đen.

Đóng vai trò là các nhà doanh nhân hàng đầu và quyền lực nhất của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng thông tin về họ lại rất ít.
 
Cú "PR" có giá triệu đô
 
Tất cả chỉ sáng tỏ khi xuất hiện bản báo cáo đột phá của Brookings Institution, một ấn phẩm đặc biệt của các chuyên gia Trung Quốc và Sunday Times, về chân dung của 10 doanh nhân nắm giữ những thương hiệu mạnh nhất và quan trọng nhất của Trung Quốc được công bố.

Theo đánh giá của Brookings Institution, 10 con người này là nhà lãnh đạo của 10 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua và được coi là "những con rồng đỏ" kiểm soát phần lớn nền kinh tế Trung Quốc.

Họ luôn sẵn sàng mở rộng thị trường kinh doanh của mình ra toàn cầu và đang hướng tới sự nghiệp chính trị.

1. Zhang Qingwei

 

Qingwei là cựu Tổng giám đốc của Tổng công ty Hàng không thương mại Trung Quốc (Comac). Dưới sự lãnh đạo của ông, Comac đã giành chiến thắng trong "trận chiến" kiểm soát bầu trời Trung Quốc với các hãng hàng không danh tiếng thế giới như Boeing và Airbus

Từ sự ảnh hưởng đã có của mình, Qingwei hiện đang được đánh giá là một doanh nhân có nhiều khả năng giành thắng lợi khi bước vào sự nghiệp chính trị và hứa hẹn sẽ khởi đầu sự nghiệp chính trị bằng cách trở thành một tỉnh trưởng trong tương lai gần.

2. Wang Jianzhou

 

Mọi người muốn sử dụng điện thoại di động ở Trung Quốc đều phải sử dụng tới dịch vụ của công ty China Mobile do Jianzhou làm lãnh đạo. Đây được coi là mạng viễn thông di động lớn nhất và quyền lực nhất trên thế giới với 650 triệu thuê bao khách hàng.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của China Mobile ra toàn cầu, hãng này thậm chí còn cung cấp dịch vụ viễn thông cho một trong những khu vực hẻo lánh nhất trên Trái Đất là núi Everest. China Mobile có 230.000 nhân viên và đã được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán New York và Hong Kong Stock Exchange.

Tuy nhiên, bất chấp sự giàu có và quyền lực đáng kinh ngạc của mình, China Mobile cũng đã phải đối mặt với các chỉ trích về thu nhập. Các nhà phê bình cho rằng, một nửa lợi nhuận của hãng này thu được từ việc thu phí các dịch vụ miễn phí tại nhiều nước khác, nơi cạnh tranh thị trường và dân chủ bị cấm.

3. Li Xiaolin

 

Thoạt trông, Li Xiaoli có thể dễ bị nhầm lẫn với bất kỳ một bà nội trợ nào khác. Nhưng thực tế, bà lại được đánh giá là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc.

Xiaolin là con gái nhà họ Li, một gia tộc đã "giành quyền kiểm soát tất cả các lợi nhuận ngành điện ở Trung Quốc" - một văn thư Ngoại giao Mỹ bị rò rỉ cho biết.

Cha của bà Xiaolin, Li Peng, đã từng là ông chủ của công ty phát triển Năng lượng quốc tế của Trung Quốc, công ty hiện đang được điều hành bởi Xiaolin và em trai bà là Xiaopeng (Phó chủ tịch tỉnh Sơn Tây).

Cặp chị em quyền lực này được đánh giá là những người có ảnh hưởng vô cùng lớn trong ngành công nghiệp năng lượng của Trung Quốc.

4. Zhou Yongkang

 

Là Bộ trưởng An ninh của Bộ chính trị, Zhou Yongkang được giao nhiệm vụ bảo vệ nhà nước - một công việc mà rất ít người phương Tây thực sự hiểu rằng đằng sau đó còn có liên quan tới cái gì.

Zhou Yongkang có thể làm việc tại vị trí trên cho tới cuối nhiệm kỳ của mình, nhưng quyền lực và ảnh hưởng của ông sẽ vẫn còn lan xa và rộng trong vai trò chủ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc.

Theo một thông tin mật mà Wikileaks thu thập được, "Zhou Yongkang và các cộng sự của ông là những người kiểm soát lợi ích dầu mỏ" của Trung Quốc.

Việc gia tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đạt được thành công phần lớn là nhờ có nguồn cung cấp dầu giá rẻ và Trung Quốc đã có được điều đó là nhờ phần lớn các giao dịch mua dầu của Yongkan.

5. Su Shulin

 

Một trong những quan chức trẻ tuổi nhất của Trung Quốc, Shulin, đã bắt đầu phát triển quyền lực của mình từ vị trí là ông chủ của Sinopec (China Petroleum & Chemical Corporation Limited), công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hóa chất.

Các công ty hóa chất tại Trung Quốc đều là công ty con của Tập đoàn Sinopec quốc gia. Hiện Shulin đang đảm nhiệm vai trò là tỉnh trưởng và được đánh giá sẽ là một trong những nhà lãnh đạo Trung Quốc "thế hệ thứ 6".

6. Chen Yuan

 

Chen Yuan là một trong những ông chủ ngân hàng quyền lực nhất tại Trung Quốc và là con trai của Chen Yuan, một nhà chính trị nổi tiếng của Trung Quốc trong những năm 1980.

Yuan cũng chính là người phản đối Gang các chính sách cải cách kinh tế nhằm biến nền kinh tế Trung Quốc thành một nền kinh tế "theo kiểu Trung Quốc".

Hiện Chen Yuan đang có kế hoạch thăng tiến trong lĩnh vực chính trị khi Tập Cận Bình trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, thay thế ông Hồ Cẩm Đào.

7. Xiao Gang

 

Gang từng là Chủ tịch ban giám đốc của Ngân hàng Bank of China Limited và ngân hàng Bank of China (Hong Kong) Limited. Hiện ông đang điểm nhiệm chức Chủ tịch ngân hàng Trung Quốc và có tham vọng mở rộng quyền lực của mình hơn nữa bằng con đường chính trị.

Triết lý kinh doanh của Gang là tập trung vào sức mạnh của nhà nước và sẽ không để các nhà lãnh đạo nước này mở cửa cạnh tranh và giám sát quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Trung Quốc như một số nhà phê bình mong muốn.

8. Guo Shuqing

 

Guo Shuqing là một trong số ít các quan chức Trung Quốc từng đi du học tại Anh. Ông đã từng theo học tại Đại học Oxford.

Khi trở về Trung Quốc, ông bắt đầu sự nghiệp tại ngân hàng trung ương, trở thành giám đốc ngân hàng tỉnh và sau đó lại giành được một vị trí cao cấp tại Cục Quản lý nhà nước về ngoại hối.

Sau khi đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, Shuqing lại tham gia điều hành một công ty cho vay thương mại, nơi ông chắc chắn có thể gây ảnh hưởng lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Shuqing hiện đảm nhiệm vai trò của một nhà quản lý an ninh hàng đầu của Trung Quốc, mặc dù rất ít người biết vai trò này của ông thực sự là gì.

9. Zhu Yanfeng

 

Yanfeng trở nên nổi tiếng tại Trung Quốc nhờ câu nói rằng mỗi gia đình nên có một chiếc xe.

Tuy nhiên, đó chưa phải là một tuyên bố gây ngạc nhiên nhất của nhà lãnh đạo hàng đầu của một hãng sản xuất xe hơi của Trung Quốc, First Automobile Works.

Là cháu nội của nhà khí tượng học nổi tiếng Chu Coching, Yanfeng bắt đầu sự nghiệp của mình từ một chuyên gia kỹ thuật. Hiện ông đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch của Tập đoàn FAW Trung Quốc và đang phấn đấu trở thành một phó chủ tịch tỉnh.

Việc mở rộng nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy một phần là nhờ hệ thống giao thông đã cải thiện tốt hơn. Và một phần lớn thành công này đến từ những đóng góp của Yanfeng.

10. Zhang Guoqing

 

Guoqing là một trong những "bậc thầy về chiến tranh" của Trung Quốc, chủ công ty sản xuất vũ khí  lớn nhất Trung Quốc, China North Industries Corporation (Norinco). Ông Guoqing đã từng theo học tại Trường Kinh doanh Harvard.

Guoqing cũng được coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc và cung cấp vũ khí cho thế giới.

Norinco cũng đã từng phải đối mặt với những trở ngại từ phí Mỹ khi đạn dược của hãng này đã bị chính quyền Clinton cấm vào năm 1993 sau khi xuất hiện những lo ngại rằng giới tội phạm trong trong các thành phố của Mỹ đã sử dụng loại này. Một cuộc điều tra làm rõ vụ việc cũng đã được CIA tiến hành vào năm 1994.

Tháng 8/2003, chính quyền Bush áp đặt lệnh trừng phạt đối với Norinco do có liên quan tới cáo buộc bán tên lửa liên cho Iran. Ngoài ra, cũng có các tranh cãi xung quanh việc công ty này có liên hệ bán vũ khí cho Pakistan và cho Đại tá Gaddafi ở Libya.
 
Theo GD//DDDN

  • Đông Nam Á, "tầm ngắm" của nước Anh trong năm 2012?
  • Chiến lược Châu Á của Trung Quốc sẽ đi về đâu?
  • Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,2% trong năm qua
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Hàng xa xỉ dần lên ngôi tại Bắc Triều Tiên
  • Trung Quốc bắt đầu nóng chuyện tàu xe Tết
  • Trung Quốc và VN: Những tương đồng từ bất ổn
  • Singapore tính giảm mạnh lương quan chức chính phủ