Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bí ẩn về người phụ nữ sẽ thay thế Bạc Hy Lai

Việc ông Bạc Hy Lai mới đây bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị Trung Quốc sẽ mở đường cho bà Lưu Diên Đông, người phụ nữ quyền lực nhất nước này.
 
Trong bộ máy chính trị Trung Quốc, chưa người phụ nữ nào từng được giữ chức vụ Ủy ban thường trực Bộ chính trị, tuy nhiên, đến cuối năm nay, bà Lưu Diên Đông (Liu Yandong) sẽ phá vỡ tính cố hữu này.
 
Bà Lưu Diên Đông - người phụ nữ quyền lực nhất Trung Quốc
 
Theo giới chuyên gia, bà Lưu, 66 tuổi, nhiều khả năng sẽ lên thay thế ông Bạc Hy Lai và sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên trong Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc gồm 9 thành viên nắm toàn bộ quyền lực trong nền chính trị Trung Quốc.

Người phụ nữ này được đánh giá có nhiều mối quan hệ với các quan chức cấp cao trong chính quyền Trung Quốc thông qua gia đình và chính sự nghiệp chính trị trường kỳ của mình.

Cha của bà là nguyên Thứ trưởng Nông nghiệp Trung Quốc, người giữ vai trò chủ chốt trong những năm đầu của Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc. Ngoài ra, bà cũng có quan hệ mật thiết với cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và nhiều quan chức cấp cao khác.

Sinh năm 1945 tại thành phố Nam Thông, tỉnh Giang Tô, bà tham gia lực lượng lao động năm 1964, và năm 1970 bà tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh ngành hóa chất, sau đó bà Lưu làm việc tại Nhà máy hóa chất Bắc Kinh. Tại đây, bà kinh qua các vị trí: Trưởng nhóm làm việc, Phó Bí thư Đảng ủy của nhà máy…

Bà được biết đến là người phụ nữ sắc xảo, và được truyền thông Hong Kong coi là "Bộ trưởng sắc đẹp". Thời kì phục vụ trong hàng ngũ Đoàn thanh niên cộng sản đã có ý nghĩa rất lớn cho con đường chính trị của bà sau này. Chính Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng từng đi lên nhờ tổ chức này.

Từ năm 1982, bà đã là một thành viên của Ủy ban Hữu nghị Trung-Nhật và là Tổng thư ký của Trung tâm nghiên cứu tư tưởng giáo dục thanh niên hướng tới thế kỷ XXI.

Năm 2007, bà vinh dự tham gia vào hàng ngũ của Bộ Chính trị khóa 17. Tại kỳ họp Quốc hội năm 2008, bà được bầu vào Ủy ban Nhà nước, nhưng không được nắm giữ chức Phó Thủ tướng.

Năm 2008, bà nắm giữ chức Phó Bí Thư Ủy ban Olympic Trung Quốc và kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Thế vận hội Olympic Bắc Kinh.

Bà Lưu tham gia Đảng Cộng sản Trung Quốc khi mới 19 tuổi. Bà từng là Chủ tịch Liên hiệp Hội Phụ nữ, làm việc tại Cơ quan công tác mặt trận thống nhất chuyên trách vấn đề liên quan đến quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Hoa Kiều cũng như các vấn đề liên quan đến Tây Tạng, Hong Kong, Đài Loan và Ma Cao.

Về khả năng chính trị, chuyên gia nghiên cứu về các lãnh đạo Trung Quốc tại Đại học Singapore, ông Bo Zhiyue, nhận định, không có nhiều chính khách giống như bà Lưu, người có kỹ năng thực sự và tầm hiểu biết xuất chúng. Năm 2009, bà được Trường Đại học Stony Brook tặng danh hiệu Tiến sĩ Luật danh dự.

Giáo sư Đại học Nottingham (Anh), David Greenaway, cho rằng, bà Lưu có khả năng tốt về các vấn đề kinh tế. Bà cũng được xem là người có công lớn trong việc thu hút các nhân tài, các nhà khoa học Hoa Kiều ở nước ngoài về Trung Quốc.

Ba ăn nói lưu loát, gây ảnh hướng lớn tới nhiều người, kể cả các bậc lãnh đạo. Cuối năm nay bà sẽ có nhiều cơ hội giành chiếc ghế trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, chiếc ghế đó của ông Bạc Hy Lai, một lãnh đạo bị rớt đài.

Bà Lưu cũng có những mối quan hệ gia đình ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Bố chồng bà từng có thời gian làm việc với CIA của Mỹ trong chiến tranh Nhật Bản. Bà cũng có con gái 34 tuổi đang sống ở Mỹ.

(Theo Công an Nhân dân)

  • Trung quốc mời khai thác dầu khí tại 9 lô của VN: Rủi ro không báo trước
  • Năm dấu hiệu chứng minh kinh tế Trung Quốc tụt dốc
  • Sống ở nơi đắt đỏ nhất thế giới
  • Vì sao Trung Quốc kiểm soát chặt đất hiếm?
  • Trung Quốc bị nghi ém nhẹm dữ liệu suy giảm kinh tế
  • Khủng hoảng ngân hàng tiết kiệm khiến Hàn Quốc chao đảo
  • Tiêu chuẩn kép kinh tế của Mỹ sẽ gây thiệt hại cho Trung Quốc
  • Chuyển tiền ngầm ở châu Á