Campuchia đã bị ảnh hưởng rõ nét do khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi những khu vực kinh tế chủ chốt đều rơi vào tình cảnh rất khó khăn.
Ba trong số 4 khu vực kinh tế trụ cột của nước này là du lịch, dệt may xuất khẩu và xây dựng đã sa sút nhiều và chỉ có khu vực nông nghiệp là đứng vững trước tác động của khủng hoảng.
Tuy nhiên, dự báo hoạt động kinh doanh của các ngành công nghiệp chủ chốt của Campuchia sẽ phục hồi mạnh trong năm 2010 này.
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 11 tháng đầu năm 2009 đã giảm 20,85% so với cùng kỳ năm 2008, chỉ đạt 2,15 tỷ USD.
Ông Ken Loo, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà dệt may Campuchia (GMA) cho biết, sự sụt giảm của ngành dệt may Campuchia là tất yếu và không có gì ngạc nhiên trong tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, sự mua sắm sôi động trở lại trong dịp Giáng sinh vừa qua tại các nước phương Tây là một dấu hiệu tốt cho ngành dệt may thế giới nói chung và ngành dệt may Campuchia nói riêng.
Một tín hiệu lạc quan nữa là trong khi có nhiều nhà máy dệt may đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng thì lại có thêm nhiều nhà máy mới đã được cấp phép hoạt động.
Ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản cũng trải qua giai đoạn đình đốn kéo dài suốt 18 tháng qua, khi có lúc giá tụt xuống dưới cả mức giá sàn. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cho biết họ đã nhìn thấy những dấu hiệu tích cực ngay trong những ngày đầu của năm 2010 khi hoạt động giao dịch trong lĩnh vực này đã có dấu hiệu phục hồi.
Lượng du khách quốc tế tới Campuchia giảm nhiều trong nửa đầu năm 2009, nhưng đã gia tăng trở lại vào những tháng cuối năm.
Số liệu của Bộ Du lịch Campuchia cho biết trong 11 tháng đầu của năm 2009, số du khách nước ngoài tới Campuchia chỉ đạt hơn 1,7 triệu lượt người và ngành "công nghiệp không khói" khó có thể đón lượng du khách bằng năm 2008, tức trên 2 triệu lượt người. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy lượng du khách sẽ tới Campuchia nhiều hơn trong năm nay.
Khu vực nông nghiệp Campuchia ít bị tác động nhất của khủng hoảng và vẫn phát triển tốt.
Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia cho biết, nước này đã có mùa vụ 2009 bội thu, có thể dư thừa xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn gạo.
Các nhà kinh tế nhận định, khu vực nông nghiệp đạt được thành công trên là do các nhà đầu tư có tầm nhìn xa và chiến lược phát triển dài hạn, chứ không nhằm sinh lời trên cơ sở ngắn hạn như những khu vực kinh tế khác.
Về triển vọng kinh doanh trong năm 2010, bà Vann Theary, Vụ trưởng Vụ đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Thương mại Campuchia, nhận định hoạt động kinh doanh sẽ gia tăng trở lại trong năm nay.
Trong tuần đầu của tháng 1/2010, đã có 70 doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa xin đăng ký hoạt động và đã được cấp phép.
Trong quý IV/2009, đã có sự gia tăng trở lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và phát triển nông nghiệp. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2010./.
Campuchia đã bị ảnh hưởng rõ nét do khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi những khu vực kinh tế chủ chốt đều rơi vào tình cảnh rất khó khăn.
Ba trong số 4 khu vực kinh tế trụ cột của nước này là du lịch, dệt may xuất khẩu và xây dựng đã sa sút nhiều và chỉ có khu vực nông nghiệp là đứng vững trước tác động của khủng hoảng.
Tuy nhiên, dự báo hoạt động kinh doanh của các ngành công nghiệp chủ chốt của Campuchia sẽ phục hồi mạnh trong năm 2010 này.
Số liệu thống kê của Bộ Thương mại cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 11 tháng đầu năm 2009 đã giảm 20,85% so với cùng kỳ năm 2008, chỉ đạt 2,15 tỷ USD.
Ông Ken Loo, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà dệt may Campuchia (GMA) cho biết, sự sụt giảm của ngành dệt may Campuchia là tất yếu và không có gì ngạc nhiên trong tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, sự mua sắm sôi động trở lại trong dịp Giáng sinh vừa qua tại các nước phương Tây là một dấu hiệu tốt cho ngành dệt may thế giới nói chung và ngành dệt may Campuchia nói riêng.
Một tín hiệu lạc quan nữa là trong khi có nhiều nhà máy dệt may đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng thì lại có thêm nhiều nhà máy mới đã được cấp phép hoạt động.
Ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản cũng trải qua giai đoạn đình đốn kéo dài suốt 18 tháng qua, khi có lúc giá tụt xuống dưới cả mức giá sàn. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cho biết họ đã nhìn thấy những dấu hiệu tích cực ngay trong những ngày đầu của năm 2010 khi hoạt động giao dịch trong lĩnh vực này đã có dấu hiệu phục hồi.
Lượng du khách quốc tế tới Campuchia giảm nhiều trong nửa đầu năm 2009, nhưng đã gia tăng trở lại vào những tháng cuối năm.
Số liệu của Bộ Du lịch Campuchia cho biết trong 11 tháng đầu của năm 2009, số du khách nước ngoài tới Campuchia chỉ đạt hơn 1,7 triệu lượt người và ngành "công nghiệp không khói" khó có thể đón lượng du khách bằng năm 2008, tức trên 2 triệu lượt người. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy lượng du khách sẽ tới Campuchia nhiều hơn trong năm nay.
Khu vực nông nghiệp Campuchia ít bị tác động nhất của khủng hoảng và vẫn phát triển tốt.
Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia cho biết, nước này đã có mùa vụ 2009 bội thu, có thể dư thừa xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn gạo.
Các nhà kinh tế nhận định, khu vực nông nghiệp đạt được thành công trên là do các nhà đầu tư có tầm nhìn xa và chiến lược phát triển dài hạn, chứ không nhằm sinh lời trên cơ sở ngắn hạn như những khu vực kinh tế khác.
Về triển vọng kinh doanh trong năm 2010, bà Vann Theary, Vụ trưởng Vụ đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Thương mại Campuchia, nhận định hoạt động kinh doanh sẽ gia tăng trở lại trong năm nay.
Trong tuần đầu của tháng 1/2010, đã có 70 doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa xin đăng ký hoạt động và đã được cấp phép.
Trong quý IV/2009, đã có sự gia tăng trở lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và phát triển nông nghiệp. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2010./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Hiệp hội các nhà xay xát gạo Battambang đã hợp tác cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) chuẩn bị khai trương một cửa hàng giới thiệu sản phẩm gạo thơm Battambang tại thủ đô Phnom Penh.
Cuối năm 2009, một loạt lao động tại Nhật Bản mất việc làm khiến nhiều người mất luôn nguồn hỗ trợ về nhà cửa từ công ty, trở thành vô gia cư, phải ở trong những “khách sạn con nhộng” với những căn phòng như “chiếc áo quan”.
Nguy cơ một cuộc khủng hoảng dân số mới khiến chính phủ Trung Quốc xem xét lại chính sách mỗi gia đình chỉ có một con, nhưng người dân tỏ ra không hào hứng.
Theo Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI), Kim ngạch thương mại quốc tế hai chiều của Malaysia tháng 11 năm 2009 đạt 91,25 tỷ Ringgít, giảm 6% so với tháng 10 năm 2009. Trong đó xuất khẩu đạt 50,07 tỷ Ringgít, giảm 7,7% so với tháng 10 năm 2009 và nhập khẩu đạt 41,19tỷ Ringgít, giảm 3,7% so với tháng 10 năm 2009.
Chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa một nhà máy và bắt giam ba người quản lý một công ty sản xuất sữa tại Thượng Hải sau khi xét nghiệm thấy sản phẩm của nhà máy này nhiễm chất độc melamine – giống như vụ tai tiếng sữa độc hơn một năm về trước.
Một lần nữa, ngày 25-12, Ấn Độ phải ban bố tình trạng "báo động đỏ" tại thủ đô Niu Đêli và nhiều thành phố lớn như Munbai, Chênnai, các trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhaba, cơ quan quốc phòng, sàn giao dịch chứng khoán Bombay… sau khi có nguồn tin 3 đến 5 phần tử khủng bố do Taliban huấn luyện đã đột nhập vào nước này chuẩn bị tiến hành các vụ tấn công.
Năm 2009, Trung Quốc kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Báo chí trên thế giới nhân dịp này đã có nhiều bình luận, đánh giá về Mao Trạch Đông, về Đặng Tiểu Bình và về sự trỗi dậy trong giai đoạn qua của đất nước này.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.