Tập đoàn sữa Tam Lộc (Sanlu) ở Thạch Gia Trang tỉnh Hà Bắc, nơi phát xuất vụ khủng hoảng sữa độc cuối năm 2008. Ảnh AFP
Chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa một nhà máy và bắt giam ba người quản lý một công ty sản xuất sữa tại Thượng Hải sau khi xét nghiệm thấy sản phẩm của nhà máy này nhiễm chất độc melamine – giống như vụ tai tiếng sữa độc hơn một năm về trước.
Hãng tin AP dẫn nguồn tin từ Nhật báo Thượng Hải (Shanghai Daily) hôm nay (1-1-2010) cho biết nhà chức trách đã phát hiện Công ty sữa Panda Thượng Hải sản xuất sữa bột và sữa đặc có đường có hàm lượng melamine cao đến mức không chấp nhận được. Nhà chức trách đã tìm thấy 8 lô sữa bột và sữa đặc nhiễm độc và sẽ tiêu hủy chúng.
Nhật báo Thượng Hải cũng cho biết, chính quyền đã rút giấy phép kinh doanh và giấy phép sản xuất của công ty này, đồng thời bắt giam người đại diện công ty, giám đốc và phó giám đốc nhà máy. Hãng tin AP đã gọi điện thoại đến công ty và cơ quan công an Thượng Hải để kiểm chứng thông tin song không có người trả lời máy vì hôm nay các cơ quan Trung Quốc nghỉ tết Dương lịch.
Cuối năm 2008 đã có ít nhất 6 em bé tử vong và 300.000 em bé khác bị bệnh sau khi uống sữa nhiễm chất melamine – một hóa chất dùng trong công nghiệp nhựa và phân bón mà nếu bị nhiễm sẽ gây bệnh sỏi thận và suy nhược chức năng thận – trong vụ khủng hoảng an toàn thực phẩm tồi tệ nhất Trung Quốc. Tháng trước cảnh sát đã bắt được ba người tình nghi bán nhiều tấn sữa bột có nhiễm melamine ở tỉnh Thiểm Tây. Trước đây, Trung Quốc cũng đã xử tử một nông dân nuôi bò sữa và một người buôn sữa liên quan tới vụ khủng hoảng sữa năm 2008 song cung cách làm ăn gian dối chạy theo lợi nhuận vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Một lần nữa, ngày 25-12, Ấn Độ phải ban bố tình trạng "báo động đỏ" tại thủ đô Niu Đêli và nhiều thành phố lớn như Munbai, Chênnai, các trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhaba, cơ quan quốc phòng, sàn giao dịch chứng khoán Bombay… sau khi có nguồn tin 3 đến 5 phần tử khủng bố do Taliban huấn luyện đã đột nhập vào nước này chuẩn bị tiến hành các vụ tấn công.
Năm 2009, Trung Quốc kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Báo chí trên thế giới nhân dịp này đã có nhiều bình luận, đánh giá về Mao Trạch Đông, về Đặng Tiểu Bình và về sự trỗi dậy trong giai đoạn qua của đất nước này.
Các nhà máy ở châu Á đã đẩy mạnh sản xuất trong tháng 12, riêng sản lượng của Trung Quốc tăng với tốc độ kỷ lục cho thấy hoạt động kinh tế đang lấy lại tốc độ trong khu vực đang dẫn đầu về phục hồi toàn cầu.
Đúng vào ngày đầu tiên của năm 2010 và thập kỷ mới, Bắc Triều Tiên bất ngờ kêu gọi chấm dứt mối quan hệ thù địch với Mỹ, đồng thời tuyên bố sẽ nỗ lực hợp tác vì một bán đảo Triều Tiên không hạt nhân.
Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore mới đây có bài viết nhận định rằng Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) mang lại lợi ích tổng thể cho các nước vì có tiềm năng to lớn.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.