Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Á tiếp tục là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh

Tân Hoa xã dẫn lời chuyên gia kinh tế Ngân hàng thế giới (WB) nhận định, khu vực Ðông và Nam Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế. Trong hai năm qua, các nền kinh tế châu Á là động lực của quá trình phục hồi kinh tế thế giới; tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc, Ấn Ðộ và toàn bộ khu vực Ðông Á là yếu tố quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

WB dự đoán, kinh tế toàn cầu tiếp tục đà phục hồi và đạt tăng trưởng 3,3% trong năm 2011; tuy nhiên vẫn đối mặt một số yếu tố bất ổn, như tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản; khủng hoảng nợ công ở châu Âu, Mỹ; sức ép từ dòng vốn ngắn hạn đổ vào một số thị trường đang nổi; nguy cơ bong bóng bất động sản và giá xăng dầu, hàng hóa và lương thực tăng cao có thể gây căng thẳng xã hội; khu vực Ðông Á tiếp tục đối phó tình trạng lạm phát...

* Phát biểu ý kiến trên tạp chí trực tuyến IMFDirect của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Giám đốc điều hành IMF Xtrốt Can cảnh báo đã xuất hiện những nguy cơ kinh tế phát triển quá nóng tại khu vực Mỹ la-tinh, với những dấu hiệu đáng lo ngại như lạm phát cao, tín dụng tăng nhanh và các thị trường chứng khoán bùng nổ. Theo ông Can, các nền kinh tế khu vực hiện tăng trưởng nhanh nhờ tiếp cận tốt các nguồn tài chính nước ngoài và giá hàng hóa tăng cao. Tỷ lệ đói nghèo giảm hơn 10% và chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển nóng nói trên có thể làm đảo ngược tình hình hiện nay, nếu các chính phủ ở khu vực không hành động ngay và có các chính sách thích hợp.

(Theo nhandan)

  • Món nợ khổng lồ từ đường sắt cao tốc
  • Công nghiệp đẻ mướn ở Trung Quốc
  • Công nghiệp đẻ mướn: Cảnh báo từ Thái Lan
  • Trung Quốc cần làm gì để đua tranh với kinh tế Mỹ?
  • Trung Quốc đang xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới?
  • Tăng trưởng tín dụng Trung Quốc bất ngờ giảm 2 tháng liên tiếp
  • Trung Quốc: Hậu quả mô hình đô thị hóa phiến diện
  • Quốc vương Ảrập Saudi chi 37 tỉ đô la cho phúc lợi