Trước sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới đường sắt cao tốc tại Trung Quốc, nhiều chuyên gia nhận định ngành hàng không nội địa sẽ chịu tác động xấu.
Vũ Hán là một trong những nơi chịu tác động lớn nhất khi gần 70% các chuyến bay có quãng đường dưới 600km đã bị hủy.
Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2009, đường sắt cao tốc nối liền Hợp Phì với Vũ Hán đã giúp giảm thời gian đi lại bằng tàu từ 10 giờ xuống 3 giờ và giá vé tàu loại hai là 180 Nhân dân tệ (28 USD), trong khi giá vé chuyến bay giữa hai thành phố này là 730 Nhân dân tệ.
Theo số liệu thống kê của Sân bay Thiên Hà Vũ Hán, trong thời gian diễn ra Lễ hội Mùa Xuân hồi tháng 2/2011, sân bay này đã tiếp đón 677.700 lượt khách, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đây cũng là lần sụt giảm đầu tiên trong 23 năm qua.
Trong khi cùng thời điểm, tỷ lệ người đi tuyến tàu cao tốc Vũ Hán-Quảng Châu tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến cuối năm 2010, tại Trung Quốc đã có tổng cộng 8.358km đường sắt cao tốc đi vào hoạt động.
Bộ Đường sắt Trung Quốc cho biết trong tháng 1/2011, nước này đã đầu tư thêm 700 tỷ Nhân dân tệ cho việc xây dựng đường sắt trong năm nay, với mục tiêu mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc lên 13.000km vào năm 2012 và 16.000km vào năm 2015.
Ngược với đà tăng trưởng của ngành đường sắt, báo cáo hàng năm của các hãng hàng không nội địa Trung Quốc cho thấy việc mở rộng đường sắt cao tốc đang “cắt xén” đến lợi nhuận của các hãng này.
Mặc dù một số nhà phân tích dự kiến ngành hàng không Trung Quốc vẫn sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng vững trong năm nay song sẽ không đạt được mức lợi nhuận kỷ lục như trong năm 2010, do nhiều tuyến đường sắt cao tốc được đưa vào hoạt động và chi phí xăng dầu đắt đỏ hơn.
Theo chuyên gia Sun Zhang, thuộc Đại học Tongji tại Thượng Hải, đi tàu cao tốc có nhiều thuận lợi hơn so với đi máy bay, khi cùng 1 tuyến đường giá vé tàu thường rẻ hơn vé máy bay.
Thêm vào đó, các ga tàu thường đặt tại trung tâm các thành phố, người dân sẽ tiết kiệm được tiền taxi và phí cầu đường đi sân bay. Công ty Guotai Junan Securities dự kiến lượng khách di chuyển bằng đường hàng không sẽ tăng trưởng chậm (khoảng 12,5%) trong năm nay.
Li Jiaxiang, Giám đốc Civil Aviation Administration Trung Quốc cũng đánh giá rằng hơn 50% các chuyến bay có quãng đường dưới 500km sẽ không đem lại lợi nhuận, do chịu sức ép cạnh tranh với tàu cao tốc và khoảng 20% các chuyến bay có quãng đường từ 800-1.000km cũng sẽ chịu tác động tương tự. Tuy nhiên, những chuyến bay có quãng đường hơn 1.500km sẽ không bị ảnh hưởng.
Nhà phân tích Zhang Qing, thuộc công ty First Capital dự kiến doanh thu của các hãng hàng không Trung Quốc sẽ giảm từ 3-7,9% do nhu cầu sụt giảm.
Theo nhà phân tích này, hãng hàng không China Eastern Airlines sẽ chịu tác động lớn nhất khi tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 6/2010, giúp giảm bớt thời gian đi lại bằng xe lửa giữa hai thành phố từ 10 giờ xuống còn 4 giờ.
Tuy nhiên, công ty China Minzu Securities cho rằng trong năm nay chỉ có 2,01% số hành khách chuyển sang đi tàu cao tốc và tỷ lệ này có thể tăng lên nhiều nhất là 9,18% vào năm 2016, sau khi mạng lưới đường sắt cao tốc được hoàn thành.
Thêm vào đó, thu nhập của các hộ gia đình gia tăng cũng sẽ là nhân tố thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không.
Một số nhà quan sát cũng cho rằng thách thức đến từ sự tăng trưởng mạnh của đường sắt cao tốc có thể đem đến cơ hội mới cho các hãng hàng không Trung Quốc, thông qua việc mở rộng các đường bay quốc tế.
Tan Wangeng, Chủ tịch China Southern Airlines cho biết trong năm nay hãng này sẽ mở thêm các chuyến bay tới Vancouver và Oakland.
Ông cho biết, trong tương lai hãng sẽ tập trung vào việc phát triển các đường bay sang Mỹ và châu Âu, với mục tiêu đưa mức đóng góp của các chuyến bay quốc tế lên 30% tổng doanh thu.
Air China cũng đang lên kế hoạch mua 8-10 máy bay tầm xa, một phần trong kế hoạch mua 30 máy bay mới trong năm nay của hãng này, nhằm từng bước mở rộng phạm vi hoạt động của Air China ra thị trường quốc tế.
Ngoài các đường bay quốc tế, chuyên gia Wang Jiangmin thuộc China Southern Airlines đánh giá rằng các hãng hàng không Trung Quốc cũng cần mở rộng hoạt động của mình tại khu vực phía Tây Trung Quốc.
Theo chuyên gia Jiangmin, nhu cầu đi lại tại khu vực này sẽ tăng mạnh trong tương lai gần, trong khi việc xây dựng đường sắt cao tốc tại đây lại không hề dễ dàng./.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Theo các nhà phân tích, giá trị đồng bảng Ai Cập giảm sút sau 3 tháng bất ổn chính trị vẫn chưa được phản ánh qua tỷ giá hối đoái và điều này đang bắt đầu ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước này.
Một nhà phân tích kinh tế cho biết, sự sụt giảm gần đây của giá dầu có thể sẽ khiến quan hệ Trung – Mỹ trở nên “nóng” trong những tháng tới.
Lão nông Vương Đào 60 tuổi, từng trồng ngô, khoai tây và lúa mì trên mảnh đất gần khu vực chứa chất phế thải của một mỏ khai thác đất hiếm đến khi các hóa chất độc hại rò rỉ thấm vào nguồn nước và làm nhiễm độc mảnh đất của ông ở làng Dalahai gần thành phố Bao Đầu, Nội Mông, phía bắc Trung Quốc.
Mức xuất khẩu hàng hóa nói chung của Nhật trong tháng Ba giảm 2,2%, đạt 71 tỉ đô la Mỹ. Đây là tháng đầu tiên trong vòng 16 tháng qua mức này bị giảm. Lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cũng không là ngoại lệ.
Theo báo cáo giá và lương 2010 do UBS AG, một tập đoàn ngân hàng của Thụy Sỹ vừa công bố, sinh hoạt phí ở Malaysia vô cùng đắt đỏ, đặc biệt là ở thủ đô Kuala Lumpur.
Ngày 22/4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố “Báo cáo tình hình ngoại thương 2011,” trong đó dự báo ngoại thương của nước này năm 2011 sẽ tiếp tục phát triển ổn định, nhưng tốc độ tăng trưởng có thể sẽ giảm chút ít so với năm 2010.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.