Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GDP quý 2 của Trung Quốc tăng chậm nhất trong 3 năm

picture
Báo cáo về tăng trưởng GDP của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bộc lộ nhiều dấu hiệu bất ổn.

GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ tăng trưởng có 7,6% trong quý 2 vừa qua, chậm nhất trong vòng 3 năm qua, hãng tin CNBC vừa cho biết. Mức tăng thấp này một lần nữa đã chứng minh những dự báo về đà đi xuống cả năm của Trung Quốc.

Số liệu vừa được Chính phủ Trung Quốc công bố sáng nay chỉ nhỉnh hơn 0,1% so với con số dự báo của giới phân tích trong cuộc điều tra dư luận mới đây của hãng tin Reuters. Với mức tăng này, kinh tế Trung Quốc đã có quý thứ 6 liên tiếp tăng trưởng thấp.

Cũng trong báo cáo đưa ra sáng nay, sản lượng công nghiệp tháng 6 của Trung Quốc tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn dự báo 9,8% của các nhà kinh tế trong cuộc thăm do của Reuters. Trong khi doanh số bán lẻ tăng 13,7%, thấp hơn mức tăng 13,8% trong tháng 5 và đầu tư cố định tăng 20,4%, cao hơn mức dự báo 20,1%.

Báo cáo về tăng trưởng GDP của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bộc lộ nhiều dấu hiệu bất ổn và dự báo sẽ tác động mạnh tới tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, cho dù tổng lượng GDP của 4 quốc gia trong nhóm BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ) vẫn đóng góp một phần đáng kể vào nền kinh tế thế giới.

Các thị trường chứng khoán và ngoại hối tại châu Á sáng nay (13/7) đã giảm điểm sau khi báo cáo trên được Trung Quốc công bố. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, số liệu GDP sẽ thúc đẩy Bắc Kinh khẩn cấp tung ra chính sách nới lỏng hơn để thúc đẩy tăng trưởng. Do đó, thị trường vẫn có khả năng quật khởi trở lại trong thời gian tới.

Hôm qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2012 của Trung Quốc xuống 8,2% và năm 2013 xuống còn 8,5%. Tuy nhiên, ngân hàng này cho rằng không có khả năng Trung Quốc hạ cánh cứng. Hồi tháng 4, ADB dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5% trong năm 2012 và 8,7% vào 2013.

(Theo Vneconomy)

  • Kinh tế Nhật sẽ “quật khởi” nhờ rượu sake?
  • Mỹ -Trung: Đối đầu hay đối thoại
  • Điện hạt nhân: Cứu cánh kinh tế Nhật Bản?
  • Trung Quốc ngày càng nhiều “tàu ma”
  • Những thay đổi khác thường ở Triều Tiên
  • Người Trung Quốc mê hàng hiệu 'fake' và đồ nhái
  • Malaysia: Đi lên từ thương mại hóa R&D
  • Kinh tế Triều Tiên bất ngờ khởi sắc