Theo Chủ tịch Hiệp hội Cacao Indonesia (AIKI) Piter Jasman, Indonesia đang trên đà thay thế Malaysia để trở thành quốc gia sản xuất và chế biến cacao lớn nhất châu Á vào năm 2012, do công suất ngày càng được mở rộng.
Ông Piter cho biết, bên cạnh 3 công ty hàng đầu là PT Genneral Food Industries (tại Bandung), PT Bumi Tangerang Mesindotama (Tangerang) và PT Cocoa Ventures Indonesia (Medan) đã được nâng cấp, 5 công ty khác sẽ mở rộng quy mô sản xuất vào đầu năm tới.
Trong khi đó, có thêm 6 doanh nghiệp cũng đang xây dựng các nhà máy mới. Tổng vốn đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp và xây nhà máy mới là 158,07 triệu USD.
Năng lực sản xuất được bổ sung bắt đầu từ quý II/2011 sẽ đưa tổng công suất trồng hái cacao của Indonesia lên 400.000 tấn vào năm 2011, vượt mức trung bình hàng năm 300.000 tấn của nước láng giềng Malaysia.
Về năng lực chế biến, trong quý III/2011, các nhà máy hiện có sẽ chế biến khoảng 160.000 tấn, tăng 33,33% so với quý I, nâng tổng công suất chế biến năm 2011 lên khoảng 280.000 tấn.
Từ năm 2010, Chính phủ Indonesia đã ban hành quy định về thuế xuất khẩu cacao, với mục đích dành nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp chế biến nội địa và tăng cường xuất khẩu các sản phẩm cacao có giá trị gia tăng dạng bơ và dạng bột.
Việc không khuyến khích xuất khẩu sản phẩm thô thông qua chính sách thuế đã bắt đầu có tác dụng cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy lĩnh vực chế biến cacao trong nước.
Ngành công nghiệp chế biến cacao Indonesia - nước sản xuất cacao lớn thứ ba thế giới - đang dần phục hồi sau giai đoạn suy giảm mạnh năm 2009, khi chỉ có 5/40 nhà máy duy trì hoạt động trước tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ do hầu hết cacao chưa qua chế biến đều được xuất khẩu để tận dụng giá quốc tế tăng cao lúc đó.
Các sản phẩm cacao dạng bơ của Indonesia được xuất sang Mỹ và châu Âu để chế biến tiếp thành sôcôla.
Trong khi đó, các sản phẩm dạng bột được xuất sang Philippines và Trung Quốc để sử dụng trong đồ uống sôcôla và làm bánh bíchqui.
Cùng với than đá, dầu cọ, cà phê và thủy sản, cacao là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Indonesia sang các thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.
Kinh tế Ai Cập đang nguy ngập bởi các cuộc biểu tình, bạo loạn kéo dài và bùng phát nghiêm trọng trong những ngày gần đây, buộc Tổng thống Morsi phải từ chức.
Bộ Y tế Malaysia yêu cầu chủ sở hữu của các cơ sở sản xuất tổ yến đến ngày 1/10 phải đăng ký kinh doanh với bộ này, nhằm tăng cường điều chỉnh và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
“Ông trùm” thiết bị xây dựng, Liang Wengen, đã chính thức trở thành tỷ phú giàu nhất nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo bảng xếp hạng các nhà giàu Trung Quốc vừa được tạp chí Hồ Nhuận công bố hôm 7/9.
Đèn lồng rực rỡ, những chiếc bánh thu trung thu tròn thơm ngon… là những hình ảnh đón mừng Tết Trung thu tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia…
Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) ngày 9/9 cho biết, tỷ lệ lạm phát ở nước này trong tháng Tám đã giảm từ mức cao nhất trong 37 tháng qua vì nền kinh tế đang "hạ nhiệt."
Sự việc bị phanh phui vào ngày 30/8 vừa qua. Cơ quan an toàn thực phẩm, phòng Công thương, công an và Chính quyền thị xã đã phối hợp điều tra sự việc này. Ngay tại hiện trường, 1.000 kg dầu bẩn vừa được chuyển tới bởi một xe tải chở hàng.
Với lượng tiêu thụ 18,5 triệu chiếc máy tính cá nhân (PC) trong quý 2 vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ (17,7 triệu sản phẩm), trở thành thị trường PC lớn nhất thế giới, hãng nghiên cứu thị trường IDC cho hay.
Khi lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gặp gỡ tại Hawaii sau 3 tháng nữa, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn có thể tự hào với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng, nước Mỹ có nhiều công ty lớn hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.